Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009

Khong the ap dat gia tri van hoa

Không thể áp đặt giá trị văn hóa

Nguyễn Vạn Phú

Thật bất ngờ khi đọc ý kiến của GS Lê Ngọc Trà rằng “Phải có cuộc cải tạo dân tộc bằng văn hóa” nêu trong bài “Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?” đăng trên tạp chí Người Đô Thị số 45 (từ 25-3 đến 9-4).

Để tránh lỗi trích dẫn ngoài văn cảnh, xin nói rõ bối cảnh của tuyên bố này. Đây là một bài ở dạng trò chuyện giữa hai nhà văn hóa - Nhà văn Nguyên Ngọc và GS Lê Ngọc Trà, trong đó hai ông bày tỏ những suy tư, khắc khoải về bản lĩnh của thế hệ trẻ hôm nay. Câu trên nằm trong phần mang tiểu đề “Dân chủ, cần bản lĩnh từ cả hai phía” và GS Trà, sau khi trích dẫn lời nói của cựu tổng thống Nam Phi Mandela (Chúng ta mới giành được quyền để tự do. Các bệnh của dân tộc vẫn còn nguyên xi) đã khẳng định: “Suy nghĩ về dân tộc phải suy nghĩ tới mức như vậy. Phải có cuộc cải tạo dân tộc bằng văn hóa. Bởi lớp trẻ có thể biết nhiều, thông minh, song, một khi phần con người nhân văn nó chông chênh, rất nguy hiểm”.

Như vậy ý của GS Trà là rất tốt đẹp, muốn dùng những điều được cho là cao đẹp nhất của văn hóa nước nhà để bổ sung cho giới trẻ những phẩm chất cần thiết bên cạnh tri thức như sự hướng thiện, khao khát lý tưởng để hình thành bản lĩnh…

Tuy nhiên, điều bất ngờ là một nhà nghiên cứu văn hóa lại muốn dùng cách thức áp đặt giá trị văn hóa lên một tầng lớp dân cư, cụ thể ở đây là giới trẻ.

Văn hóa, tự thân nó, không thể phân loại thành văn hóa xấu hay tốt, nó chỉ phù hợp hay không phù hợp với bối cảnh xã hội chung quanh, với con đường phát triển đang diễn ra của xã hội. Văn hóa thường được hiểu là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành viên của một nhóm người cùng chia sẻ và phân định nhóm này với nhóm khác. Ngày xưa ông cha chúng ta nhuộm răng (có lẽ vì lý do thẩm mỹ) nên lúc đó nhuộm răng là một nét văn hóa phù hợp vào thời đại đó. Chắc chắc bây giờ không ai áp đặt chuyện nhuộm răng cho người khác được, đơn giản vì nó không được mọi người chung quanh chấp nhận và chia sẻ.

Xung đột văn hóa thường xảy ra vì con người có xu hướng xem những giá trị văn hóa của mình là phổ quát, là tốt đẹp nhất nên muốn áp đặt những giá trị này cho những nhóm người khác. Chuyện này đã quá rõ trên bình diện dân tộc hay địa phương và là đầu mối cho nhiều cuộc xung đột hiện đang diễn ra khắp thế giới nhưng chúng ta đừng quên nó cũng xảy ra trên bình diện tuổi tác và là hố sâu ngăn cách các thế hệ. Người lớn tuổi thường chia sẻ với nhau những giá trị mà họ cho là cần thiết và muốn giới trẻ phải tuân theo những giá trị này. Xung đột giá trị kiểu đó giữa các thế hệ xảy ra thường xuyên nhưng có lẽ chúng ta chỉ nghe chiều áp đặt từ người lớn lên tuổi trẻ, chứ hiếm khi nghe ngược lại. Đó cũng là một đặc tính văn hóa của người châu Á khi luôn phải tôn trọng ý kiến người lớn tuổi hơn mình.

Bây giờ chúng ta thử xem một loại giá trị thường được áp đặt lên giới trẻ coi chúng có phù hợp với mong muốn phát triển đất nước hay không. Người lớn thường muốn bọn trẻ gọi dạ bảo vâng, gặp người lớn phải khoanh tay cúi đầu chào. Chính cái cách khuôn rèn như thế càng tô đậm đặc tính trọng quyền ở người Á đông, làm thui chột sự chủ động sáng tạo, óc suy nghĩ độc lập, sự phản biện cần thiết từ trong gia đình, đến trường học và cả cuộc đời. Chính GS Trà cũng nói trong bài viết: “Tôi nghĩ, không phải cái gì người lớn áp đặt cũng được tuổi trẻ chấp nhận cả đâu”.

Thế nhưng câu nói “Phải có cuộc cải tạo dân tộc bằng văn hóa” lại đi ngược tinh thần đó, không chỉ áp đặt những điều người lớn cho là tốt đẹp lên giới trẻ mà hình như còn muốn dùng văn hóa làm vũ khí thay đổi cả dân tộc. Bởi không ai có thể xem giá trị văn hóa của mình là tốt nhất, cách suy nghĩ dùng cái mình nghĩ là chuẩn mực để áp lên cả cộng đồng là một sai lầm từng diễn ra trong quá khứ như cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc.

Chẳng hạn, người dân Huế thường bị chê trách là không chịu tiêu tiền, thói quen dè xẻn tiện tặng vì cuộc sống gian khó của người dân đã làm cho kinh tế vùng này không phát triển được. Nhưng đố có ai áp đặt văn hóa tiêu dùng lên người dân ở đây. Trừ phi chỉ ra cho họ thấy cái thói quen tiêu dùng ấy đang cản trở họ như thế nào.

Đúng là có những giá trị văn hóa không phù hợp với xã hội, dần dần sẽ bị loại bỏ và vai trò của nhà văn hóa trong việc thúc đẩy sự sàng lọc này để nó diễn ra với tốc độ nhanh hơn là cần thiết. Nhưng chính môi trường xã hội mới là chất xúc tác tạo ra sự thay đổi nhanh chóng nhất, chứ không phải là ý chí chủ quan của bất kỳ ai. Ví dụ, doanh nghiệp hiện chấp nhận hối lộ như một phần của công việc kinh doanh vì họ không thể nào làm khác. Phải tạo ra cơ chế trong đó việc hối lộ không đem lại lợi lộc gì cho doanh nghiệp mới phá bỏ được thói quen này. Hay giới trẻ ngày nay thụ động, không biết bày tỏ suy nghĩ. Phải tạo ra những chuẩn mực đánh giá giá trị mới trong đó sự chủ động được tôn trọng, được đánh giá cao, chứ không phải là sự nghe lời, dễ bảo, tự khắc sẽ có sự chuyển biến trong giới trẻ.

Hiểu theo nghĩa đó, GS Trà lại đi ngược quy luật khi nhận định: “Văn hóa chính là cái phanh. Đất nước đang tăng tốc phát triển, chính lúc này lại cần cái phanh văn hóa để xã hội không lệch lạc”. Xã hội phát triển, văn hóa phải thay đổi theo còn nếu không thay đổi, nó sẽ là cái phanh “kiềm hãm” sự phát triển này chứ không phải là ngược lại. Những thái độ như khó hợp tác, cạnh tranh bất chính, dựa vào quan hệ chính trị cần phải thay đổi mới mong phát triển đúng nghĩa và một khi phát triển theo đúng nghĩa của từ này, những giá trị được xem là tốt đẹp như sự hướng thiện, tính nhân văn vẫn còn đó chứ không mất đi đâu cả.

 

Xem đầy đủ bài viết tại http://nguyenvanphu.blogspot.com/2009/03/khong-ap-dat-gia-tri-van-hoa.html

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2009

Mui ten ban nhieu con chim

Mũi tên bắn nhiều con chim

Nguyễn Vạn Phú

Chính sách kinh tế của Mỹ đã chuyển giai đoạn: từ chỗ chống khủng hoảng nay chuyển sang chống suy thoái và chuẩn bị cho việc phục hồi, kể cả giải quyết những vấn đề nan giải như thâm hụt mậu dịch và nợ nần.

Vấn đề lớn nhất của kinh tế Mỹ là sau một năm khủng hoảng tài chính, hệ thống ngân hàng nước này không chịu cho vay ra nữa, nhất là trong bối cảnh lãi suất liên tục giảm mạnh. Khi nền kinh tế không có tiền để hoạt động, sản xuất sẽ bị thu hẹp, số lượng công nhân thất nghiệp ngày càng tăng cao. Mất việc hay đối diện với viễn cảnh thất nghiệp, người dân không chi tiêu nhiều như trước nữa và càng làm trầm trọng tình hình. Tất cả các số liệu về kinh tế Mỹ đều xoay quanh minh họa cho hiện tượng này.

Các gói kích cầu trị giá hàng trăm tỷ đô-la từ chính phủ Mỹ nhằm giải quyết hai vấn đề: ngăn ngừa khủng hoảng tài chính lan rộng bằng cách rót tiền vào các định chế tài chính (biện pháp mua lại khoảng 1.000 tỷ đô-la tài sản xấu từ các ngân hàng cũng nằm ở dạng này) và bơm tiền vào lưu thông để khởi động lại sản xuất hay tiêu dùng. Mặc dù những chính sách tài khóa như thế phải thông qua Quốc hội Mỹ đầy gian truân, chúng chỉ có tác dụng không làm các ngân hàng sụp đổ chứ các khoản tiền bơm vào lưu thông bị chính các ngân hàng giữ lại.

Vì thế, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải áp dụng biện pháp mạnh vào giữa tuần trước: mua lại trái phiếu chính phủ. Thông thường chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng tín dụng sẽ được triển khai bằng biện pháp cắt giảm lãi suất; sau đó Fed thông qua thị trường mở sẽ chủ động đẩy lãi suất thương mại xuống đến mức mong muốn. Nay khi lãi suất cơ bản quay về mức gần bằng 0%, Fed không còn có thể cắt giảm lãi suất được nữa nên phải dùng biện pháp phi chính thống. Theo tính toán của Goldman Sachs, để đạt mức tương đương cắt giảm lãi suất 1 điểm phần trăm (biện pháp chính thống) thì Fed phải mua vào chừng 1 ngàn đến 1,6 ngàn tỷ đô-la (biện pháp phi chính thống).

Các nhà phân tích cho rằng mua lại trái phiếu chính phủ là một chính sách có những phản ứng phụ khá nguy hiểm. Trước hết, nó xóa nhòa ranh giới giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ vì trong tương lai Fed phải bán ra các trái phiếu định mua để thu tiền về. Giả thử bây giờ Fed mua trái phiếu với lãi suất 2,5%. Vài năm nữa nếu lãi suất tăng lên 5 hay 6% thì giá các trái phiếu sẽ giảm mạnh. Bán ra nhưng thu về không đủ thì Fed phải bán tài sản khác và có khả năng phải lấy tài sản của bên Bộ Tài chính – tức là thò tay qua bên tài khóa. Paul Krugman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm ngoái, tính toán và giả định nếu Fed mua 1 tỷ đô-la trái phiếu 10 năm với lãi suất 2,5% và sau này phải bán chúng khi lợi suất đáo hạn lên trên 5% thì sẽ lỗ chừng 200 tỷ đô-la.

Trong ngắn hạn, người ta hiểu mua trái phiếu có nghĩa Fed phải nâng gấp đôi trị giá bảng cân đối tài sản của mình, có nghĩa phải tạo ra tiền với tốc độ chóng mặt. Chắc chắn trị giá đồng đô-la vì thế sẽ giảm sút, trong thực tế đã giảm đến 5% chỉ trong một ngày. Các phản ứng khác của thị trường như giá vàng tăng là tác động đương nhiên trong tình hình đó.

Tuy nhiên, về dài hạn, các chính sách hiện nay của Mỹ lại có tác dụng giải quyết sự mất cân đối của nền kinh tế nước này. Nhiều năm nay Mỹ vay tiền của cả thế giới về tiêu, cái hay là vay chính bằng đồng đô-la. (Ở nước khác như Thái Lan trong năm 1997, khủng hoảng nổ ra, các khoản nợ vay bằng ngoại tệ bỗng tăng vọt vì đồng baht mất giá). Nay nếu đồng đô-la mất giá thì Mỹ nhẹ bớt gánh nặng nợ nần, mất giá bao nhiều phần trăm, nợ giảm bấy nhiêu phần trăm. Nó cũng buộc nước Mỹ phải giảm bớt thâm hụt mậu dịch nếu không muốn rơi vào một cuộc khủng hoảng khác.

Dĩ nhiên, ở đây có nguy cơ cả thế giới bán tống bán tháo các khoản nợ tính bằng đô-la thì nước Mỹ sẽ phá sản hay ít nhất các khoản trái phiếu chính phủ sẽ phát hành không ai chịu mua, trừ phi lãi suất thật cao. Chính vì thế, động thái mua lại trái phiếu của Fed trước mắt làm giá trái phiếu tăng trên thị trường, làm an tâm những người đầu tư vào trái phiếu và trấn an những chính phủ có dự trữ ngoại hối lớn ở dạng trái phiếu chính phủ Mỹ như Trung Quốc. Và trong thời gian tới Fed sẽ phải cân đối giữa hai lực kéo này: giảm giá đồng đô-la nhưng không đến mức tác động lên lạm phát.

Xem đầy đủ bài viết tại http://nguyenvanphu.blogspot.com/2009/03/mui-ten-ban-nhieu-con-chim.html

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

Cầu về chứng khoán tăng mạnh trở lại

Sau 3 phiên điều chỉnh, hai sàn bùng nổ khi hàng loạt mã tăng trần. VN-Index tăng hơn 10 điểm lên 270,62 điểm. Hastc-Index tăng hơn 5%.

Sau 3 phiên giao dịch liên tiếp thị trường điều chỉnh khá mạnh, xu hướng mua vào đón đầu đợt hồi phục mới đã lại đẩy thị trường giao dịch sôi động, giá cổ phiếu đồng loạt tăng trần kéo Vn-Index có phiên tăng điểm đầy ấn tượng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/03/2009, VN-Index đảo chiều tăng mạnh 10,46 điểm (tương đương tăng 4,02%) lên 270,62 điểm.

Với việc tăng trên 4%, chỉ số Vn-Index có phiên tăng điểm mạnh nhất trong gần 5 tháng qua kể từ ngày 5/11/2008.

Giao dịch phiên này được đẩy lên cao nhờ sức cầu trên thị trường được cải thiện mạnh. Toàn thị trường có 24,72 triệu đơn vị giao dịch trị giá 569,136 tỷ đồng.

Bảng giao dịch điện tử phủ một màu xanh khi có đến hơn 90% số chứng khoán niêm yết phiên này tăng giá với phần lớn mã tăng giá trần.

Cụ thể, trong tổng số 180 mã niêm yết trên Hose đã có 164 mã tăng giá với 84 mã tăng trần, 11 mã đứng tham chiếu và chỉ có 5 mã giảm giá.

Nhóm cổ phiếu Blue-chips phiên này lại được nhà đầu tư “nhiệt tình” gom mua mạnh với lượng dư bán đã không còn ở tất cả các mã.

Nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất sàn ngoại trừ HAG đứng giá tham chiếu, các mã còn lại đều tăng giá trần với dư mua giá trần kín đặc như HPG dư mua 0,25 triệu cp, PPC dư mua gần 0,17 triệu cp, PVF dư mua 0,14 triệu cp, FPT dư mua 0,2 triệu cp….Trong đó VIC đã cắt được chuỗi 3 phiên giảm sàn liên tiếp với lượng giao dịch tăng đột biến lên hơn 1 triệu cổ phiếu.

Nhóm 5 cổ phiếu giảm giá phiên này gồm BCI, FPC, PJT, IFS và VTA, trong đó BCI của Đầu tư Xây dựng Bình Chánh có mức giảm mạnh nhất khi giảm 900 đ/CP xuống 21.200 đ/CP.

Về giao dịch, STB có giao dịch vượt trội với 3,71 triệu cp, tiếp theo là SAM với 1,16 triệu cp, VIC phiên này có giao dịch tăng mạnh với 1,06 triệu cp, các vị trí tiếp theo vẫn thuộc về các mã bluechips nhưng giao dịch đều dưới 1 triệu đơn vị.

Cổ phiếu PNJ của Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận tiếp tục gây ấn tượng khi tăng hết biên độ cho phép, đóng cửa tại 47.800 đồng nhưng chỉ có vỏn vẹn 380 cổ phiếu chuyển nhượng thành công, dư bán đã được vét sạch ngay khi thị trường kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa. Từ đợt khớp lệnh liên tục cho đến cuối phiên đã không có thêm lệnh bán nào được đưa ra khiến giao dịch đối với cổ phiếu này có ngày thứ 2 trong tình trạng ngưng trệ.

Bên sàn Hà Nội, Hastc-Index đóng cửa với mức tăng 5,56 điểm, lên 98,7 điểm. Luồng tiền tiếp tục đổ vào thị trường, khi khối lượng bán tăng mạnh vào giữa phiên song 15,56 triệu cổ phiếu đã được mua vào, đạt giá trị 300,39 tỷ đồng.

Hàng loạt cổ phiếu quay đầu tăng trần và không có dư bán vào cuối phiên. Trong đó hai cổ phiếu giao dịch trên 3 triệu cổ phiếu là ACB và KLS. ACB cuối phiên vẫn còn dư mua trần hơn 300.000 đơn vị, bình quân tăng 1.800 đồng lên 29.800 đồng/cp. KLS tăng 800 đồng lên 13.000 đồng/cp. Các mã khác giao dịch mạnh là BCC, VCG và BVS. Hầu hết các mã này đều tăng điểm.

Các cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn đều là các mã có thị giá lớn như VSP (tăng trần 2.700 đồng lên 43.300 đồng/cp), NTP (tăng trần 2.200 đồng lên 34.000 đồng/cp), KBC (tăng 2.100 đồng lên 34.700 đồng), S99 (tăng 2.000 đồng lên 33.200 đồng).

Trong khi đó, các mã giảm giá đều là các mã có khối lượng giao dịch thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số Hastc như PSC, SVI, SJM, CAP và HBE với mức giảm từ 500 – 1.100 đồng/cp. Trong đó, CAP và HBE vẫn còn dư bán sàn hơn 20.000 đơn vị vào cuối phiên.

Lượng cầu đã được cải thiện vào những phút giao dịch cuối cùng khi sàn Hà Nội được cộng hưởng bởi chỉ số VN-Index tăng hơn 10 điểm vào cuối phiên. Đóng cửa, thị trường có 134 mã tăng giá, 16 mã giảm giá và 16 mã đứng giá.

(Theo CafeF)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/cau-ve-chung-khoan-tang-manh-tro-lai.html

VN-Index và HASTC-Index tăng mạnh

Sau ba phiên liên tiếp giảm điểm, hôm nay (24.3), chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam đã tăng điểm khá mạnh trở lại: VN-Index tăng thêm 10,46 điểm, HASTC-Index tăng 5,56 điểm.

Tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, ngay khi mở cửa giao dịch, các dấu hiệu thị trường phục hồi đã xuất hiện. Lượng đặt mua với mức giá trần lớn đã giúp VN-Index tăng một mạch lên tới 11,01 điểm so với phiên trước, chốt ở mức 271,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đợt này trên 4,6 triệu đơn vị.

Trong thời gian khớp lệnh liên tục, VN-Index duy trì được mức tăng, các mã tiếp tục “nhảy” lên giá trần. Khối lượng giao dịch lúc này đạt trên 18,5 triệu đơn vị.

Kết thúc phiên, VN-Index tăng 10,46 điểm lên mức 270,62 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt trên 24,7 triệu đơn vị với giá trị xấp xỉ 407 tỉ đồng (tăng hơn 6,3 triệu đơn vị và trên 162 tỉ đồng so với phiên trước).

Toàn sàn phiên này có 164 mã tăng giá (84 mã tăng trần), 11 mã đứng giá tham chiếu, còn lại chỉ có 5 mã giảm giá.

Ngoài HAG đứng giá tham chiếu, các mã lớn còn lại đồng loạt đảo chiều tăng mạnh, trong đó có nhiều mã tăng mạnh và có dư bán bằng 0 như HPG, PPC, VNM, STB, VIC, VPL…

Về khối lượng khớp lệnh, STB đứng đầu với trên 3,71 triệu đơn vị, tiếp đó là SAM: 1,16 triệu đơn vị, VIC: 1,06 triệu đơn vị, VF1: 0,83 triệu đơn vị…

Các nhà đầu tư nước ngoài tại sàn HOSE phiên này tiếp tục tăng khối lượng mua với trên 3,8 triệu đơn vị, trong khi đó họ bán ra 2,2 triệu đơn vị.

* Tại sàn Hà Nội, HASTC-Index cũng trở lại đà tăng mạnh khi có thêm 5,56 điểm lên mức 98,7 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt trên 15,5 triệu đơn vị với giá trị tương ứng trên 300 tỉ đồng. Toàn sàn có 18 mã giảm giá, 19 mã giữ giá tham chiếu, còn lại 140 mã tăng giá.

(Theo ThanhNien)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/vn-index-va-hastc-index-tang-manh.html

TTCK thế giới đã qua vùng đáy

Một trong 10 nhà quản lý tiền nổi tiếng nhất thế giới, ông Mark Mobius nhận định xu thế tăng điểm của TTCK thế giới bắt đầu.

Ông Mark Mobius, giám đốc điều hành của Templeton Asset Management - Mỹ, dự đoán thị trường chứng khoán thế giới sẽ tiếp tục tăng điểm.

Chỉ số MSCI của TTCK các nước mới nổi đã tăng 26% từ mức thấp nhất thiết lập ngày 27/10.

Mức tăng điểm của thị trường chứng khoán các nước mới nổi đóng góp 10% vào việc tăng điểm của các chỉ số chính của thị trường chứng khoán thế giới. Chỉ số Shanghai Composite tăng 28%.

Ông quản lý khoảng 20 tỷ USD tài sản tại thị trường các nước mới nổi. Ông nhận định : “Nhà đầu tư không nên để lỡ cơ hội hiện nay của thị trường chứng khoán. Những tin xấu sẽ giảm bớt.”

Ông nhận xét thị trường chứng khoán các nước mới nổi hiện đang ở trong tình trạng tốt hơn so với thị trường các nước phát triển. Quỹ này đang tìm kiếm đầu tư vào các công ty giàu tiền mặt, tỷ lệ nợ thấp và trả cổ tức cao.

Ông Mobius cho rằng thị trường chứng khoán thế giới đã lập đáy và sẽ chuẩn bị tăng điểm.

Ông Mobius vào tháng 12/2008 đã đúng khi dự đoán thị trường chứng khoán các nước mới nổi sẽ hồi phục trước thị trường các nước phát triển.

Năm 1999, theo khảo sát của Carson Group, ông nằm trong danh sách 10 nhà quản lý tiền nổi tiếng nhất thế giới. Năm 2006, ông nằm trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Asiamoney.

(Theo Bloomberg)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/ttck-gioi-qua-vung-ay.html

Thuyết điểm 5

Kinh doanh là một chuỗi công việc mà cái cuối cùng là tạo ra lợi dụng . Và giá trị cuối cùng chúng ta cần đạt được là một kết quả đã được biết trước . Có thể điều này được Harold Geneen - một nhà quản lí hàng đầu của nước Mỹ đã kết luận rồi . Toàn bộ bài giảng về Quản trị kinh doanh tóm lại trong ba câu :

- Người ta đọc một cuốn sách từ đầu đến cuối .

- Người ta lãnh đạo doanh nghiệp theo chiều ngược lại .

- Nghĩ là bắt đầu công việc từ cuối và sau đó làm mọi việc có thể để đi đến kết quả cuối .

Nhưng thực tế trong xu thế toàn cầu hóa và phẳng như hiên nay thì kinh doanh giống như việc chèo một con thuyền ra biển khơi . Lúc sóng to , lúc gió lớn , gặp đá ngầm ... đôi khi gặp cả sóng to , gió lớn và đá ngầm ... Và nhiều lắm khi thuyền đi trong sóng yên gió lặng ....

Trong phạm vi bài viết này , tôi chỉ đưa ra trường hợp công việc kinh doanh lúc đang khó khăn . Làm sao để vượt qua lúc khó khăn ấy . Đó là lí do tôi đưa ra thuyết điểm 5 .

Dẫn nhập :

Trong chương trình học phần tại các học kì đại học . Để qua một môn nào , điểm chúng ta phải đạt được là 5 . Đó là một số điểm trung bình nào một sinh viên cũng có thể dễ dàng vượt qua ...





Xem đầy đủ bài viết tại http://leeviewer.blogspot.com/2008/06/thuyt-im-5.html

Từ chứng khoán đến ... số đề (phần 2)


Xem phần 1
Đến chứng khoán - "con quái vật mới "
Khi viết đến phần này , chứng khóan Việt Nam tăng điểm trở lại sau hơn 25 phiên mất điểm liên tiếp . Nhưng trong phạm vi bài viết với chủ đề là nghĩ nên tôi không tích kĩ thuật của thị trường chứng khoán ( và cũng không đủ khả năng làm việc đó ) .
Tôi chỉ bàn về khía cạnh tính minh bạch của thị trường này . Tất cả thông tin của thị trường có thực sự đúng và được một cơ quan một độc lập kiểm chứng . Và cơ quan độc lập đó có thực đủ quyền để làm việc "nguy hiểm" này .
Sau hơn nửa năm mất điểm khá trầm trọng , các "chuyên gia" cho rằng chứng khóan đang về ... giá trị thật của nó . Vậy giá trị thực của một công ty là như thế nào ? Chẳng lẽ lâu nay trong cơn say chứng khoán bây giờ người ta mới tỉnh ...
Và không ít "chuyên gia " kinh tế Việt Nam đang hô hào chứng khoán đang vận hành theo qui luật "cung cầu " ... Nên việc rớt giá thê thảm hiện nay là do các Công ty IPO quá nhiều và dày đặt .... dẫn đến thị trường bội thực ...
Câu hỏi đặt ra là "Thị trường chứng khoán là gì ? "
Theo từ điển Wikipedia, chứng khoán là một giá trị tài chính đại diện bằng lãi suất có thể thỏa thuận và có thể thay thế. Nói chung, chứng khoán gồm hai loại là chứng khoán cổ phần (equity securities) và chứng khoán nợ (debt securities). Ngoài ra còn có loại chứng khoán lai giữa hai loại trên. Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế kém phát triển, nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn. Điều này giải thích tại sao ở Việt Nam cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, thị trường chứng khoán được nhiều người hiểu là nơi trao đổi các cổ phiếu.Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành. Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng một bút toán ghi sổ (book-entry) hoặc dữ liệu điện tử.
Do đó , rất nhiều nhà "đầu tư" nước nhà cứ nghĩ là giống như chuyện mớ rau mớ cá ngoài chợ ... tôi mua 2 đồng thì bán lại cũng được 2.5 đồng .... đều có lời hết (?!) . Nên lúc đó nhà nhà chơi chứng khóan ... vì lợi nhuận nhanh . Và họ đâu biết đâu biết rằng , họ đang là con mồi béo bở và ngây thơ cho những con quái vật trong nền kinh tế " hỗn loạn" nhân tính . Nhưng ít ai biết rằng , chứng khóan vận hành theo qui luật lợi nhuận kì vọng . Nghĩa là khi một nhà đầu tư kì vọng sự phát triển của công ty nào đó ,thì họ sẽ mua chứng khoán của công ty đó với hi vọng giá trị cổ phần của mình sẽ được nâng lên trong tương lai . Người ta đang nghi ngờ , các tổ chức tài chính , công ty chứng khóan ... đang liên kết gây thiệt hại cho nhà đầu tư . Nhưng nguồn tin này chưa có cơ sở kiểm chứng tính xác thực của nó . Có một điều là sự khó hiểu của nó thì ai cũng biết và biết bao nhà đầu tư phải bán nhà , tài sản để trả nợ cho chứng khóan ... Kết luận : Số đề ai cũng biết nó được quay số như thế nào , người ta thấy tận mắt và cũng có một số vụ làm xiếc nhưng đã bị công an phát hiện . Chứng khóan thì không ai biết họ chỉ biết tin vào sự "độ lượng " của các nhà "kinh doanh" lỗi lạc của Việt Nam đang cõng những rắn ngoại về hút máu Việt Nam ....
*Bài viết trên thể hiện quan điểm của tác giả , không đà phá cho một tổ chức nào ! Nếu có thắc mắc xin liên hệ .Trân trọng !



Xem đầy đủ bài viết tại http://leeviewer.blogspot.com/2008/06/t-chng-khon-n-s-phn-2.html

Từ chứng khoán đến ... số đề .(phần 1)



Nhân chuyện thị trường chứng khoán Việt Nam rớt giá thế thảm ... chỉ trong vòng chưa đến 6 tháng VN-index đã mất khoảng 60% . Hôm thứ ba vừa qua , chỉ số này còn khoảng 373 điểm , còn đồng đôla đang ngược dòng tăng chóng mặt . Người ta đang trông chờ từ thông điệp rõ ràng của chính phủ ....


Mặc cho Ngân hàng nhà nước đang đưa những biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ như không bán ngoại tệ cho cá nhân ... nhưng cũng không ngăn được sự tăng giá "khó hiểu" này ...

Nhưng trong bài viết này , tôi chỉ đề cập đến sự may rủi của vấn đề . Xưa nay , người ta vẫn hay mộ đạo việc liều lĩnh trong kinh doanh . Nhưng ít ai biết rằng , việc liều lĩnh này nằm trong sự tính toán của các nhà đầu tư . Nó không thuộc về sự liều lĩnh trong cương vị như một canh bạc đơn thuần .

Chuyện số đề ...
..... ngày xưa ...
Cái chuyện số đề thì nó ra đời khi nào thì cũng chưa có một cuốn sách nào thực sự chắc chắn về điều đó . Nhưng người ta chỉ chắc chắn rằng nó xuất phát từ Trung Hoa xưa và nó được du nhập vào Việt Nam bằng sự đón nhận nồng nhiệt . Bởi lắm kẻ ngồi không muốn ăn bát vàng . Miền Nam trước năm 1975 , người ta không thể nào cấm đoán chuyện xổ số nên người ta chỉ cho xổ sổ một tháng một lần . Nhưng những người nghiện xổ sổ thì không muốn thế ! Họ luôn muốn trong nhà có đồng tiền ra vô nhưng không muốn làm gì cả ngoài việc nghiên cứu "lô đề học " ...
Có "cầu" ắt có "cung" ... các "đầu nậu" số đề đã nhanh chóng thỏa mãn nhu cầu của các tín đồ "đỏ đen" . Hồi đó , việc quay số cũng không khác gì bây giờ nhưng nhà cái nghĩ ra cách quay số tiên tiến hơn và không bao giờ đụng hàng . Buổi sáng , nhà cái bốc 2 con số bỏ vào trong cái giỏ kín . Sau đó đem treo trước nhà cho nó ... công bằng (!?) . Sau khi đặt số hơi bị "ngẫu nhiên" xong xuôi , các đệ tử có thể tha hồ đặt số ... Đến chiều , khi tụ tập đông đủ mọi người , nhà cái bắt đầu lấy cái giỏ xuống thông báo số nào sẽ "về" hôm nay . Bao nhiêu cái ồ lên , tiếc nuối vì mình chưa may lắm . Cái trò này mà dụ được rất nhiều đệ tử mê "đỏ đen" . Và cũng không biết bao gia đình tan nát vì cái xổ số quái dị này .....
Mà thời đó , người ta kháo nhau tập luyện sao ra được "con mắt thứ ba" đế nhìn thấu ... con số treo trên giỏ .
...........và ngày nay .
Chuyện đỏ đen sau bao thập kỉ du nhập vào Việt Nam , nay nó đã phát trên đến mức pờ-rô . Tôi không bàn đến tính hợp pháp của nó vì nó còn có quá nhiều hệ lụy phải giải thích . Nhưng chuyện đánh số đề hôm nay có quá nhiều cái để bàn ... Ngày xưa , người ta nghiên cứu âm dương ngũ hành , mai hoa dịch số ... để nghiên cứu vận mệnh , phong thủy , hướng nhà .... Giờ người ta nghiên cứu nó để đánh số đề ...
Rất nhiều phương pháp được rút ra từ thực tiễn của các đệ tử này . Như qui luật cái đồng hồ , qui luật 12 con giáp , định luật không có gì chắc chắn , nguyên lí cơ bản về sự theo đuổi ... tôi ấn tương nhất là phương pháp xác xuất trên chuỗi số mà tôi có dịp được thụ giáo bởi một SV BK (Đà Nẵng ) .
Nhưng những qui luật đó đúng không thì không lấy gì đảm bảo nhưng tôi chắc chắn một điều tất cả con ma "đề" đều nhẵn túi cùng những con số ....
Đến chứng khóan - "con quái vật mới "
Xem tiếp phần 2

Xem đầy đủ bài viết tại http://leeviewer.blogspot.com/2008/06/t-chng-khon-n-s.html

Sự "khốn nạn" trong kinh doanh tại Việt Nam ( phần 2)

Xem phần 1
.... đến lợi thế độc quyền ...
Nhắc đến độc quyền , không người nào không còn ấm ức cái vụ ông điện thoại "tung hoành" ngang dọc bờ cõi khi Vietel chưa ra đời .
Ông VNPT lúc đó là đứa con độc nhất của làng điện thoại Việt Nam . Ông ngang nhiên than lỗ với quốc dân dù giá cước điện thoại ở trên trời ... Bài ca "than" Quảng Ninh ông hay hát và liền sau đó ông tăng giá để bù lỗ .... Nhân viên của ông thời đó thì ngồi trong mát hưởng bát vàng ... Nhưng khi "chú nhóc " Vietel ra đời thì chuyện hoàn toàn trái ngược ... Giá rẻ và giảm đến mức không tới một nửa giá ngày xưa nhưng vẫn còn có lời ....
Nhưng ông anh cả VNPT , thể hiện ngay mình là kẻ "vô văn hóa" trong kinh doanh vốn được tích lũy bao nhiêu năm độc quyền . Không đấu nối mạng lẫn nhau ,khách hàng Vietel thời kì đầu mà gọi sang mạng của VNPT được là chết liền .... Hai ông đấu đá nhau ....khách hàng hưởng trọn bộ .... Nhưng "chú nhóc" Vietel có vẻ có văn hóa hơn nên nhờ đến sự giúp đỡ của cha đẻ mình là ông Bộ quốc phòng nhờ can thiệp .... Nhưng mọi chuyện cũng ì xèo một thời gian mới giải quyết xong ...
Tôi nhớ rõ cái câu mà một vị quan chức cấp cao của VNPT tố Vietel bán phá giá ... Phá đâu không thấy chỉ thấy càng lúc khách hàng được lợi nhiều hơn ....
Đó là chuyện bị lộ tẩy chứ những cái chuyện "ngàn năm giấu kín " như ở Hiệp hội ôtô Việt Nam , ông điện lực Việt Nam thì càng tệ hại hơn . Một chính sách tốt của nhà nước bị mấy "ông" này gặm nhấm thành củ khoai thối cho dân Việt Nam . Cái ông ô tô này sau chục năm bộ tài chính "nuôi nấng" nay trưởng thành chuyển sang "giận" cả bộ tài chính vì cái tội giảm thuế nhập khẩu nguyên chiếc mà không báo trước . Thử hỏi sau bao năm , ngành chế tạo ô tô Việt Nam đã lùi được bao nhiêu bước rồi . Chắc ai cũng rõ hết ... trừ mấy ông VAMA ....
Ông điện lực thì ôi thôi ... Bài ca cúp điện triền miên dù được "nghiêm túc" "kiểm điểm " và không khắc phục nên chuyện cúp điện năm nay dày đặt hơn năm ngoái . Mặc nhiên đem tiền quốc gia đi đầu tư những miếng võ "tay trái" . Còn nghiên cứu tập trung phát triển điện hạt nhân ... Làm như điện hạt nhân dễ xơi lắm ... Và một điều tối kị nữa trong kinh doanh là tình cảm . "Chúng tôi đầu tư vào resort ở Lăng Cô ( Huế) là vị các vị lãnh đạo tỉnh mời mọc nhiệt tình quá (!?) "....
Xem tiếp phần 3

Xem đầy đủ bài viết tại http://leeviewer.blogspot.com/2008/06/s-khn-nn-trong-kinh-doanh-ti-vit-nam_05.html

Nhận xét về việc công bố thông tin của các công ty đang niêm yết trên TTCK Việt Nam

Các doanh nghiệp đang niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE và HASTC hiện nay chủ yếu công bố các thông tin tài chính, hay tình hình hoạt động của mình thông qua các website của các công ty chứng khoán , hay của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, và Tp Hồ Chí Minh. Chỉ một số ít công ty là công bố trên website của mình, còn lại đa số website của các công ty cập nhật quá chậm, nhiều website không thể truy cập được. Các công ty đã được niêm yết chính thức đã như vậy, còn các công ty ở sàn OTC thì việc công bố thông tin của công ty mình chắc chắn còn tệ hơn. Các thông tin về cổ phiếu OTC được biết đến nhiều nhất có lẽ là giá của cổ phiếu đó, còn tình hình hoạt động, hay các kế hoach của công ty đều không được biết đến, một ít được biết qua báo chí, còn lại có khi chỉ là tin đồn trên các diển đàn internet. Điều này chỉ có thể đem lại lợi ích cho một số ít kẻ tung tin đồn, bóp méo sự thật về tình hình hoạt động của công ty. Qua đó, ta có thể thấy được tình hình việc công bố thông tin doanh nghiệp trong phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay , cũng như chứng khoán OTC là rất yếu, và thiếu.

Vấn đề của Việt Nam là hầu hết thông tin về tài chính và tiền tệ, và doanh nghiệp nhà nước nếu có đều bị độc quyền, không được công bố chính thức và cập nhật. Vì thông tin không được công bố, không được rà soát đánh giá khoa học và độc lập cho nên sự tin cậy của chúng, và giá trị của chúng nếu có cũng rất hạn chế. “ Đó là lời nhận xét trên báo Lao Động, và nó vẫn còn đúng cho tình hình hiện nay và có lẽ là thời gian sau này nữa.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, chúng ta cũng phải biết rằng có một số công ty kinh doanh không tốt, hoặc đang mắt phải một số vướng mắc nào đó về tài chính mà không tiện nói ra, buộc lòng họ phải bưng bít thông tin, hoặc tung các tin đồn nhằm đánh lạc hướng sự thật.

Tôi từng biết một công ty chuyên về xuất khẩu nông sản có tổng công ty ở Hà Nội. Sau một thời gian làm ăn thua lỗ, nợ nần hầu hết ở tất cả các ngân hàng, tiền trả lương cho nhân viên cũng rất khó khăn, chắc chắn sẽ phá sản trong nay mai. Nhưng ban giám đốc đã đề ra một giải pháp nhằm cứu vãn tình thế, đó là cổ phần hoá công ty. Một đoàn kiểm toán được mời về, tổ chức tiệc tùng , phong bì… tất cả đều mong đoàn kiểm toán đó sẽ nâng cao các giá trị tài sản của công ty đang có lên nhiều lần, mà chủ yếu là nhà xưởng, đất đai, chứ tiền mặt thì không còn nữa rồi. Tuy nhiên tin buồn là dù đã cố gắng định giá rất cao cho các loại tài sản, nhưng sau khi trừ đi các khoản nợ, thì công ty đó chỉ còn lại 1 tỷ đồng, không thể cổ phần hoá được. Đó chỉ là một trong rất nhiều công ty nhà nước làm ăn thua lỗ muốn cứu vãn tình thế của công ty mình. Nhưng không phải công ty nào cũng xui xẻo như công ty đó cả. Chúng ta hãy thử suy nghĩ nếu công ty đó được cổ phần hoá thì sao nhỉ? Vào đầu năm 2007, TTCK như một bong bóng phình to, cổ phiếu cũng tăng giá trị lên gấp vài lần, thì công ty đó cũng sẽ nằm trong số cổ phiếu lên giá theo. Như vậy công ty đó dù làm ăn thua lỗ nhưng cổ phiếu vẫn có giá cao, và họ lại tiếp tục có vốn để kinh doanh, hoặc là để ăn chia với nhau. Rồi ai sẽ gánh chịu cho những khoản lỗ tiếp theo của họ? Đó chính là các NĐT mua cổ phiếu sau cùng mà không được biết gì hết về tình hình kinh doanh của các công ty đó. Và tôi tin chắc chắn sẽ có không ít công ty như công ty trên đang niêm yết trên sàn chính thức, hay sàn OTC.

Ở đây, chúng ta cũng phải xét đến vai trò của các tổ chức kiểm toán. Liệu các tổ chức này có đảm bảo kiểm toán một cách chính xác hay không? Các nhân viên kiểm toán của họ có đảm bảo về mặt đạo đức, sự liêm khiết trong việc kiểm toán tình hình tài chính của các công ty hay không? Điều này có lẽ người ngoài cuộc không ai biết được, và cũng không ai dám tin tưởng.

Vì vậy việc công bố thông tin một cách chính xác, và các tổ chức chuyên về công bố thông tin của các công ty niêm yết đáng tin cậy là rất quan trọng cho TTCK Việt Nam hiện nay. Các công ty cũng phải xem việc công bố thông tin hoạt động của công ty mình như là một hoạt động đánh bóng tên tuổi cho công ty của mình. Có như vậy thì TTCK Việt Nam mới phát triển lành mạnh và không làm mất lòng tin của các NĐT

Xem đầy đủ bài viết tại http://leeviewer.blogspot.com/2008/06/nhn-xt-v-vic-cng-b-thng-tin-ca-cc-cng.html

Lý thuyết trò chơi và sự cứu rỗi của truyện cổ tích

Bài viết của TS. Đinh Thế Phong, Bộ Khoa học - Công nghệ .
Lòng tham, tính duy lý (rationality), sự ích kỷ là những điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự phồn thịnh bền vững của nền kinh tế thị trường. Để có nền kinh tế thị trường hoàn thiện còn cần cả sự tử tế, lòng khoan dung, thậm chí cả tính vị tha và sự quan tâm tới đồng loại như trong các truyện cổ tích.Đây không phải là sự răn bảo của các nhà luân lý-đạo đức mà là kết quả tính toán mô phỏng các tình huống trong lý thuyết trò chơi (game theory).

Trò chơi “kẻ thắng, người thua” Lý thuyết trò chơi nghiên cứu hành vi của hai hoặc nhiều người trong các tình huống khi quyền lợi của họ mâu thuẫn nhau. Ở đây, trò chơi gồm hai loại: loại “kẻ thắng, người thua” (hay “Tổng bằng không” - Zero-Sum-Game) và loại “Tổng không bằng không” - Non-Zero-Sum-Game).Trong loại đầu, phần “được” của người này là phần “mất” của người khác; tức là, khi cái bánh phúc lợi của xã hội, thị trường có tổng không đổi và ai cũng muốn chiếm phần to nhất có thể.
Trong loại sau, có thể các người chơi cùng có lợi khi họ hợp tác với nhau để cùng gia tăng tổng phúc lợi; tức là, cái bánh phúc lợi có thể to ra khi có sự hợp tác giữa các người chơi.Tuy nhiên, người chơi không phải lúc nào cũng tiên lượng được nước đi của đối thủ. Năm 1984, R. Axelrod đã nghiên cứu về cạnh tranh và hợp tác và các điều kiện của nó. Các phát hiện của ông giúp tìm ra cách hành xử tối ưu để tạo ra sự hợp tác trong thị trường, xã hội, làm cái bánh phúc lợi chung to ra. Giả thiết của ông là: các người chơi đều hành động vì quyền lợi cá nhân và không bị bắt buộc phải hợp tác.Ông đã tiến hành các tính toán mô phỏng hai tình huống “Tiến thoái lưỡng nan của người tù” và “Bi kịch của đồng cỏ nhà chung” khi mà người chơi có hai lựa chọn: Hợp tác (Cooperation) và Bất hợp tác (Defection).
Người chơi đưa ra quyết định mà không biết đến quyết định của đối thủ. Bất hợp tác luôn mang lại điểm số cao hơn hợp tác.
Sự “tiến thoái lưỡng nan” là ở chỗ: nếu cả hai cùng bất hợp tác thì kết quả chung sẽ thấp hơn khi cả hai hợp tác. Kết quả mô phỏng cho thấy: chiến lược “Ăn miếng, trả miếng” là tối ưu; trong đó, người chơi luôn hợp tác ở nước đi đầu tiên và sau đó, hành động đúng như đối thủ đã hành động ở nước đi trước.Axelrod nêu ra bốn đặc tính nổi trội của chiến lược này là:

  • 1) Tránh mâu thuẫn bằng cách luôn hợp tác khi đối thủ cũng hợp tác;
  • 2) Khả năng khiêu khích khi có sự bất hợp tác không được báo trước của đối thủ;
  • 3) Tha thứ đối với sự bất hợp tác;
  • 4) Tính rõ ràng trong hành vi để đối thủ có thể thích ứng với cách thức hành động của mình.

Điều lý thú của các khám phá này là: Sự hợp tác thực sự có thể xuất hiện trong cuộc chơi giữa các người chơi ích kỷ mà không cần đến sự bắt buộc của nhà chức trách. Sự hợp tác đòi hỏi các người chơi có cơ hội đủ lớn để gặp lại nhau; vì vậy, họ sẽ phần nào hành động hướng tới tương lai thay vì chỉ cho quyền lợi trước mắt. Tính duy lý thuần túy; Các “bài giảng luân lý”; Tiến hóa của sự hợp tác Axelrod đưa ra một số nguyên tắc để đạt điểm tối ưu trong hai tình huống trên là:

1. “Đừng ghen tị”: Người ta thường hành động theo trường hợp “Tổng bằng không”, tức là người khác “được” thì tức là mình “mất”. Nhưng trong cuộc sống, thị trường ngày nay lại chủ yếu là các mối tương tác theo trường hợp “Tổng không bằng không”, tức là có thể chúng ta cùng “được” (tuy nhiều ít có thể khác nhau).Việc người so sánh thành công của mình với thành công của người khác dẫn đến tính ghen tị. Ghen tị làm người ta muốn giành lại các thành công mà người khác đã đạt được (vì cho rằng đó là phần “mất” của mình). Sự giành lại chỉ đạt được qua sự bất hợp tác. Anh bất hợp tác thì tôi cũng bất hợp tác và người ta rơi vào vòng luân hồi trừng phạt lẫn nhau.
Vì vậy, lòng ghen tị mang tính tự hủy diệt cho xã hội, thị trường. So sánh thành công của mình với thành công của người chỉ có lợi khi mục đích của chúng ta là hủy diệt nhau. Điều nên làm hơn là: so sánh thành công của mình với người khác nếu họ ở trong hoàn cảnh của mình.Trong cuộc chơi “Tổng không bằng không”, người ta có thể tăng thành công của mình mà không nhất thiết phải “được” hơn người khác. Điều này càng đúng hơn trong các cuộc chơi với nhiều người tham gia, như trong một xã hội, một thị trường. Khi trò chơi được lặp lại nhiều lần, “được” của người khác thực ra cũng là điều kiện tiên quyết để bạn kiếm điểm cho chính mình.

2. “Hãy là người tử tế”: Lý thuyết và kết quả tính toán đều cho thấy: Sự hợp tác luôn có lợi khi đối thủ cũng hợp tác. Đặc biệt, tử tế chính là đừng bao giờ bất hợp tác trước.

3. “Anh sao, tôi vậy”: Sự thành công tuyệt đối của chiến lược “Ăn miếng, trả miếng” cho thấy phải luôn biết đáp trả. Sau khi hợp tác ở nước đi đầu tiên, ta làm đúng cái mà đối thủ vừa làm.

4. “Đừng quá khôn ngoan”: Trong các tình huống trên, người chơi dễ trở nên “quá khôn ngoan” khi họ suy đoán các bước đi, hành vi của đối thủ. Vấn đề thứ nhất nảy sinh ở đây là: các suy đoán có thể sai. Ngoài ra, khi ta “khôn ngoan” thì hành vi của ta có thể làm đối thủ thay đổi hành vi của mình.Sai lầm khi suy đoán là coi những hành động của người chơi khác là một đại lượng không đổi, như vậy, họ không xem xét các tác động qua lại khi các người chơi liên tục biến đổi để thích ứng với tình huống. Khi dùng chiến lược ăn miếng trả miếng phải thể hiện mình thật rõ ràng để các người chơi khác hiểu mình được chính xác.Ngược lại, chiến lược ăn miếng trả miếng làm những người chơi khác hiểu chính xác các động thái và tiên đoán đúng hành vi của mình trong tương lai. Khi đó, họ sẽ hiểu rằng: chiến lược tốt nhất trong tình huống ăn miếng trả miếng là hợp tác với nó.Nếu trò chơi còn tiếp diễn ít nhất một bước nữa, chiến lược tối ưu là hợp tác ngay từ bây giờ nhằm nhận lại được ngay sự hợp tác của đối thủ trong bước đi tiếp theo.

5. Muốn tăng sự hợp tác, hãy làm cho mọi người quan tâm đến phúc lợi của người khác: Các tính toán mô phỏng đưa đến các suy luận có vẻ như không tưởng: Vì chính quyền lợi của mình, các cá nhân ích kỷ sẽ trở nên tử tế, tha thứ và không còn ghen tị. Và, kết luận quan trọng nhất là: những người tử tế sẽ là những người thắng lợi trước tiên. Làm gì để tạo ra nhiều tình huống “Tổng không bằng không”? Khi con người tạo ra những thị trường, “cuộc chơi” với ngày càng nhiều người tham gia, hợp tác với nhau và khi họ tạo ra, sử dụng càng nhiều công nghệ, thì tạo ra càng nhiều các cuộc chơi “Tổng không bằng không”.Con người tạo ra công nghệ, các thể chế, các khế ước xã hội. Qua đó, làm cho họ tương tác, hợp tác với nhau trong các “trò chơi”, thị trường mới với quy mô ngày càng lớn và tạo ra càng nhiều phúc lợi cho càng nhiều người. Nền kinh tế toàn cầu với số người tham gia hơn hẳn so với nền kinh tế khu vực, quốc gia. Internet, thị trường chứng khoán... là công cụ tạo ra hoặc hỗ trợ những cuộc chơi, thị trường mới với ngày càng đông người tham gia.Công nghệ ở đây bao gồm công nghệ truyền thống như máy móc, phần mềm... và các “hậu công nghệ” (metatechnologies) như khoa học, hiến pháp, ngân hàng... Cuộc chơi “Tổng không bằng không” có lợi cho xã hội, môi trường, giúp loài người vượt qua trở ngại. Các công nghệ và hậu công nghệ tạo ra sự chuyển dịch: tập trung hóa và/hoặc phi tập trung hóa của cải và quyền lực. Đổi mới, sáng tạo, thương thuyết, chính trị giúp tạo ra, duy trì, phát triển các cuộc chơi “Tổng không bằng không”. Việc phát minh, hoàn thiện, nhân rộng các cuộc chơi này là thước đo sự tiến hóa của loài người ngày càng có ý thức và chủ động hơn.

* Bài viết trên thể hiện quan điểm của tác giả được đăng trên VNEconomy.vn

Xem đầy đủ bài viết tại http://leeviewer.blogspot.com/2008/06/l-thuyt-tr-chi-v-s-cu-ri-ca-truyn-c-tch.html

Sự "khốn nạn" trong kinh doanh tại Việt Nam (phần 1)

Nhân chuyện Ngân hàng chuẩn bị thu phí khi sử dụng thẻ
ATM . Tôi mạo muội bàn một chút về sự " khốn nạn " trong kinh doanh tại Việt Nam .
Lịch sử của sự khôn vặt ?
Người phương Đông chúng ta có câu " vi phú bất nhân " . Tức trong xã hội cổ , làm giàu chỉ để hưởng thụ , mua chức tước , và cất của vào kho , chôn lại xuống đất lưu lại cho con cháu là việc không đáng khuyến khích ; mà ở thời này thừa nước đục thả câu , làm giàu mà không tốn mồ hôi nước mắt thì quả là bất nhân .
Và nghi ngờ này không có chi là "oan uổng " lắm . Cái "lanh mưu " của dân Việt lâu nay vốn được đúc kết hàng ngàn năm cùng với sự giao thoa văn hóa với bác Tàu ngàn năm đô hộ làm cho cái ranh mãnh ngày càng thêm lão luyện .
Văn hóa chợ búa truyền thống
Đi ra chợ mua hàng , bạn luôn luôn phải đề phòng sự nói "thách" của các chủ cửa hàng . Và mặc nhiên , bạn phải trả giá xuống thấp hơn giá chủ cửa hàng "niêm yết" miệng . Nhiều khi bạn phải trả giá xuống còn một nửa với giá được "niêm yết" ... Tôi thấy lạ lẫm là người ta coi cái việc thiếu văn hóa trong kinh doanh đó là chuyện đương nhiên . Là cái tất nhiên của buôn bán ....
Bạn đừng vội vàng tin rằng món hàng bạn cầm trên tay là món hàng tốt nhất và giá hời nhất có thể . Vì 99% là bạn bị lừa ....
Hàng hóa kém chất lượng , hàng đểu , hàng nhái tràn ngập ... nhưng bạn có thể phải mua nó với giá gấp đôi giá thực ... Khi biết được điều này , bạn chặc lưỡi cho qua ....buông xuôi một câu : "con buôn mà !" .... Và dần dần nó tạo ra trong tiềm thức bạn là phải "lừa đảo" , "lanh mưu" mới giàu được ....
.... và "len" vào văn hóa Công ty
Cái chuyện lừa đảo ngoài chợ lại được tận dụng khá triệt để trong chuyện kinh doanh của các Công ty . Nơi mà tượng trưng cho sự cao nhất về văn hóa kinh doanh của lòai người .
Khỏi cần phải nói vòng vo nhiều , cái
vụ nước tương chứa chất gây ung thư 3-MCPD làm người tiêu dùng hoang mang trong suốt mấy tháng liền vào khoảng tháng 5/2007 . Cái hàng hóa đểu thế mà các ông giám đốc vẫn tự hào mình là người có trách nhiệm với xã hội với cộng đồng . Khi đã không còn gì giải thích được . Bèn quay sang giải thích vì làm kiểu truyền thống không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ... nên sản xuất kiểu "khoa học " này nhanh hơn và "kinh tế" hơn . Và cũng cần phải nói thêm Chinsu đã từng bị EU " thổi còi" về cái vụ nước tương có chứa chất ung thư nhưng ông giám đốc này giải thích do mỗi nước có mỗi tiêu chuẩn khác nhau .... Chúng tôi đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chuẩn Bộ y tế VN . Bộ EU là người , còn Việt Nam là "súc vật" chắc ... nên không cần dùng loại nước tương sạch .
Sau vụ này , mấy ông nước tương rình rang về cái sản phẩm mình không có chât ung thư và tổ chức cuộc thi rầm rộ mà giải thưởng lên đến .... 1 tỉ đồng cho ai tìm ra chất gây ung thư trong sản phẩm ....
Chưa quên cái
vụ sữa tươi làm từ sữa bột hoàn nguyên ... làm người tiêu dùng cảm thấy mình quá thấp cổ bé họng . Cứ tưởng làm ra nhiều tiền thì mua sữa tươi về uống cho thêm dinh dưỡng ... không ngờ nó được làm từ sữa bột , dầu cọ và thêm chút sữa tươi cho có mùi vị .... Sau này , mấy ông Giám đốc còn đổ lỗi cho "con bò" ..... tội nghiệp ...
Xem tiếp phần 2

Xem đầy đủ bài viết tại http://leeviewer.blogspot.com/2008/06/s-khn-nn-trong-kinh-doanh-ti-vit-nam.html

Vì sao những người đang nắm giữ cổ phiếu hiện nay nên "phòng thủ"?

Quan sát tình hình giao dịch trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh những phiên gần đây ta thấy xu hướng chung là thị trường đi xuống với khối lượng cổ phiếu giao dịch rất thấp, KLGD ngày 3/2/2008 là 1.089.770 cổ phiếu. Những nhà đầu tư, hay đầu cơ không còn háo hức muốn mua cổ phiếu mà chỉ muốn đẩy đi tất cả các cổ phiếu mà mình đang nắm giữ với bất kì giá nào. Tuy nhiên khá nhiều cổ phiếu lại không có người mua, hoặc mua với lượng rất thấp nhằm đẩy giá cổ phiếu xuống giá sàn. Thống kê phiên ngày 3/2/2008 thì có đến 37/154 loại cổ phiếu chỉ dưới 100 cổ phiếu giao dịch. Nếu kể đến các loại cổ phiếu không giao dịch, hoặc chỉ giao dịch ít dưới 200 cổ phiếu thì nhiều hơn. Hiện tượng này không chỉ xảy ra trong phiên này, mà nó đã xuất hiện ở nhiều phiên giao dịch trước đó.
Như vậy ta thấy đối với các loại cổ phiếu này, gần như 100% lệnh bán ra đều không được thực hiện. Vậy sao ta không nhìn nhận lại sự việc, liệu việc ồ ạt bán ra cổ phiếu đang nắm giữ với giá sàn có lợi gì cho chúng ta, hay chỉ đem lại cho những người muốn mua được cổ phiếu với giá càng rẻ càng tốt. Hãy nghĩ đến một ngày nào đó, khi thị trường phục hồi, tất cả lệnh bán đều được thực hiện, lệnh mua được đặt ra ồ ạt, thì những người đã bán được cổ phiếu ở phiên hôm đó sẽ hối tiếc như thế nào. Lúc này có muốn mua cũng sẽ không được. Trên bảng điện tử cũng sẽ giống như ngày hôm nay, nhưng sẽ đổi từ cột dư bán sang cột dư mua.
Kịch bản TTCK sẽ đổi chiều đột ngột như vậy thiết nghĩ không phải là một kịch bản không có thật. Tình hình đi xuống hiện nay của thị trường không phải là do sự mất cân đối giữa cung và cầu. Mà thực chất là do niềm tin, sự kì vọng của các nhà đầu tư về sự lên giá của cổ phiếu đang bị giảm sút nghiêm trọng. Một số NĐT có thể đã rút tiền ra khỏi TTCK để mua vàng và USD. Nhưng vàng và USD thích hợp để lưu trữ giá trị đồng tiền hơn là để đầu cơ kiếm lời. Có lẽ đây là xu hướng chung của mọi người trong thời kì lạm phát gia tăng nhưn hiện nay. Nhưng xu hướng này sẽ nhanh chóng bị dập tắt khi thị trường có dấu hiệu hồi phục.
Đến khi niềm tin của các NĐT được phục hồi, TTCK chắc chắn sẽ phục hồi, và phục hồi mạnh. Việc đó chỉ là vấn đề thời gian sẽ lâu hay mau mà thôi. Vì vậy các NĐT hiện nay nên cố gắng kiên trì, không nên vội vã bán ra mà phải hối tiếc. Hoặc nếu bán, thì chỉ bán với giá trần. Khi đó, nếu không có người nào mua thì chắc chắn cổ phiếu sẽ được khớp với giá trần, vì sẽ có những lệnh lô nhỏ để được khớp lệnh. Sau này, khi có sự thay đổi về biên độ, lúc đó hãy suy nghĩ đến những biện pháp khác để có lợi cho mình.
Trên đây là một số suy nghĩ vực lại giá cho các loại cổ phiếu có KLGD rất thấp, hoặc số NĐT muốn mua, hay để ý đến nó thấp trong thời kì hiện nay. Còn với các cổ phiếu có KLGD nhiều sẽ không có tác dụng.

Xem đầy đủ bài viết tại http://leeviewer.blogspot.com/2008/06/v-sao-nhng-ngi-ang-nm-gi-c-phiu-hin-nay.html

Bán vé xe trực tuyến : Khả thi ?


Chuyện chiếc vé máy bay điện tử không còn xa lạ gì với cộng đồng mạng Việt Nam . Nhưng vé xe xe khách điện tử có thực sự là một bài toán dễ giải đối với hoàn cảnh xã hội hiện nay .
Phương thức truyền thống
Tỉ như bạn đang có nhu cầu đi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn . Bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức để đi như máy bay , tàu hỏa .... Giả định bạn chọn phương tiện xe khách để di chuyển . Bạn có 2 cách để đi
1. Ra đường Quốc lộ 1A , gặp xe nào đi xe đó . Ưu điểm giá rất rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo như cảnh nhồi nhét khách ....
2. Bạn chọn một hãng xe có thương hiêu như Mai Linh , Phương Trang .... Bạn có thể làm hai cách để mua vé :
* Đến văn phòng bán vé mua trực tiếp ( bất tiện cho những ai bận rộn )
* Gọi điện thoại đặt vé ( cô nhân viên tổng đài hơi gắt giọng nếu hỏi quá nhiều .....)
Hai cách này , bạn đều không thể thấy được loại xe bạn sắp đi . Cũng như chính sách cơm ăn , phục vụ ... trên toàn chuyến như thế nào ? Quan trọng hơn bạn không được tham khảo giá của nhiều hãng xe khác nhau cũng như chất lượng bên nào vượt trội hơn .
Website bán vé xe trực tuyến
Đây là một website chuyên thông tin về các hãng xe khách , chính sách phục vụ , và có cả phần đặt vé trực tuyến . Tiện ích của Website này là bạn có thể so sánh giá và xem đánh giá chất lượng thông qua những lời phàn nàn của khách sau chuyến đi .
Rất đơn giản , vài động tác click bạn có thể biết mình nên đặt vé của hãng nào . Và hình dung được chuyến đi của mình sẽ như thế nào ? Sẽ nghỉ tại nơi nào ..... Và sẽ tránh được những phiền toái từ nhân viên trực tổng đài .
Sự khả dụng của Website dường như chưa đủ để thuyết phục bạn đặt vé tại Website nhưng Website luôn có nhiều cách để "lôi kéo" bạn . Ngay cả khi phương thức điện thoại tiện lợi hơn phương thức Click này .
1 -Đặt vé như thế nào ?
Truy cập vào Website , bạn chỉ cần click vào mục đặt vé sau đó tìm vé , chuyến đi , hãng xe ... sau khi đồng ý . Bạn chỉ cần ghi lại họ tên và CMND người đi , số điện thoại liên lạc ... Và đừng quên chuyển tiền và tài khoản mật định . Như vậy , đã xong ! Nếu cẩn thận bạn có thể gọi điện cho tổng đài sẽ xác nhận lại vé cho bạn .
Khi đi , bạn chỉ cần mang CMND là đủ nếu có thể bạn có thể in tờ thông tin đặt vé trên Website .
2-Trách nhiệm Website
Website có trách nhiệm chuyển thông tin đặt vé này cho hãng xe khách và giữ chỗ cho bạn nếu thủ tục đặt vé hoàn tất . Cũng như đứng ra giải quyết khiếu nại trên toàn chuyến đi của bạn nếu trục trặc xảy ra .
Và thông tin sớm cho khách hàng về những chương trình khuyến mãi .
3- Hãng xe khách
Sau khi nhận được thông báo từ Website . Hãng xe có trách nhiệm đưa đón và giữ chỗ đã đặt thông qua một phần mềm chuyển giao từ Website .
Thông tin đến khách hàng những thông tin sớm nhất về chương trình khuyến mãi của Công ty .
Khó khăn và thách thức
- Công cụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam chưa phát triển mạnh và chưa hoàn thiện .
- Tâm lí e ngại bị lừa của người tiêu dùng trên mạng internet .
- Chất lượng không đảm bảo bởi các hãng xe .

Xem đầy đủ bài viết tại http://leeviewer.blogspot.com/2008/06/bn-v-xe-trc-tuyn-kh-thi.html

Thương mại điện tử ?

Thương mại điện tử là gì ?
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ
Tại Việt Nam , Internet xuất hiện cách đây khoảng 10 năm nhưng tốc độ phát triển người dùng cực nhanh . Nhưng việc ứng dụng thương mại điện tử vào trong kinh doanh dường như không được thành công như những tiện ích vốn có của nó .
Việt Nam đã thất bại trong ứng dụng thương mại điện tử ?
Điều này hoàn toàn sai lầm khi nhận định như vây ! Vì chuyện thành công này thuộc về tương lai ..... Và một điều hiện tại rằng ... thương mại điện tử Việt Nam vẫn có một phân khúc thị trường riêng của nó .
Nhưng chúng ta chưa có một thương hiệu mạnh về nhãn hiệu internet . Những cái tên được xướng lên như chodientu.com , vatgia.com ,chotroi.com.vn .... nhưng nó chưa thực sự là một nhãn hiệu đúng nghĩa ....
Nguyên nhân nào ?
- Và một điều quan trọng nữa là công cụ thanh toán trực tuyến chưa thực sự hoàn mỹ .
- Bên cạnh đó , truyền thông lại đưa quá nhiều thông tin về lừa đảo đảo qua mạng và cái cách nói của giới truyền thông giống hệt như chuyện "cướp " trên mạng dễ hơn trở bàn tay . Dẫn đến tâm lí e ngại cho người tiêu dùng .
- Tâm lí thích nhìn thấy và sờ được vào món hàng muốn mua .
- Có cơ hội sẽ lừa nhau ....
Và rất nhiều nguyên nhân khác ...

Xem đầy đủ bài viết tại http://leeviewer.blogspot.com/2008/06/thng-mi-in-t.html

Giới đầu tư Mỹ hoang mang về kế hoạch 1.000 tỷ USD

Phiên giao dịch 24/3, cả ba chỉ số chính tại phố Wall đều đi xuống do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng thành công của gói kế hoạch mới cứu trợ ngành tài chính.

Đà giảm điểm xuất hiện ngay đầu phiên giao dịch, đến cuối ngày cả 3 chỉ số đều chịu mức giảm trên 1,5%. Dow Jones đóng cửa tại 7.659,97 điểm, mất 115,89 điểm tương đương 1,5%. S&P 500, nhóm cổ phiếu 500 doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất thị trường, có phiên điều chỉnh giảm sâu 2,03% sau đà phục hồi ấn tượng trên 7% một ngày trước đó. Nasdaq Composite phiên này chịu mức giảm mạnh nhất, đóng cửa giảm 39,25 điểm (giảm 2,52%) xuống 1.516,52 điểm.

Nếu như hôm đầu tuần, giới đầu tư còn hào hứng với kế hoạch cứu trợ ngành ngân hàng do Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner công bố thì đến hôm qua, họ trở nên hoang mang khi gói kế hoạch này bị nghi ngờ không khả thi. Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz cho rằng: “Gói kế hoạch của chính phủ Mỹ nhằm giải thoát các ngân hàng ra khỏi tài sản nợ xấu sẽ đánh cắp đi những khoản tiền đóng thuế của người Mỹ, bởi chúng sẽ được đặt vào những nơi quá rủi ro, và sẽ không khả quan nếu tiến hành khi nền kinh tế đang duy trì sự suy yếu hiện nay”.

Tại châu Âu, tâm lý chốt lời của các nhà đầu tư cũng kéo chậm đà tăng điểm của chứng khoán khu vực. Chỉ số chứng khoán châu Âu Stoxx 600 chỉ tăng 0,27%. Trong khi DAX của Đức và CAC 40 của Pháp lần lượt tăng 0,26% và 0,17%. Chứng khoán Anh còn tệ hơn thế, FTSE 100 giảm 41,35 điểm (giảm 1,05%) xuống 3.911,46 điểm.

Chứng khoán châu Á phiên hôm qua vẫn khởi sắc, do còn ảnh hưởng bởi dư âm của phiên tăng mạnh tại Mỹ đầu tuần. Chỉ số MSCI châu Á tăng 1,8% lên mức 83,75 điểm. Chứng khoán Nhật đón nhận phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp, Nikkei 225 tăng 272,77 điểm (3,32%) lên 8.488,3 điểm, cao nhất trong 2 tháng qua. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng dẫn đầu đà đi lên của thị trường khi tăng 3,4% giá trị, đóng cửa tại 13.910,34 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc và Shanghai Composite của Trung Quốc lần lượt có mức tăng là 1,9% và 0,6% giá trị.

(Theo Bloomberg, CNBC)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/gioi-au-tu-my-hoang-mang-ve-ke-hoach.html

20 phút xác lập xu hướng ở Phố Wall

Ngày 24/3, Phố Wall có phiên giao dịch không thành công khi các chỉ số chứng khoán bất ngờ lao dốc trong 20 phút.

Hôm thứ Ba, trong buổi điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke đã bày tỏ thái độ tức giận trước việc trả thưởng của AIG cho các quan chức của tập đoàn này.

Đồng thời đề nghị trao thêm quyền để có thể đóng cửa các định chế tài chính có vấn đề như AIG, tránh việc phải giải cứu trong tương lai. Đây được coi là một động thái mới sau khi hai cơ quan vừa công bố kế hoạch phối hợp hành động nhằm giúp ổn định và ngăn ngừa rủi ro đối với hệ thống tài chính Mỹ.

Trong một nghiên cứu về xu hướng đầu tư gần đây cho thấy, các quỹ hưu trí (pension fund) ở Mỹ dường như không quan tâm nhiều đến hoạt động đầu tư trên thị trường cổ phiếu mà tập trung nhiều vào thị trường trái phiếu.

Theo thống kê, năm 2008, tài sản của quỹ hưu trí đã mất 300 tỷ USD và hiện chỉ còn lại khoảng 900 tỷ USD.

Các chỉ số giảm mạnh vào cuối ngày giao dịch

Hôm thứ Ba, tờ New York Times cho biết Tập đoàn Goldman Sachs có thể sẽ trả lại 10 tỷ USD đã vay từ Chính phủ Mỹ trong “Chương trình giải trừ các tài sản xấu – TARP” vào tháng 10/2008. Thông tin này ngay lập tức đã bị người phát ngôn Ed Canaday của Goldman Sachs bác bỏ.

Trong khi đó, theo nguồn tin của Wall Street Journal, Goldman Sachs cho biết đang trong tiến trình đàm phán để bán lại 4,9% cổ phần trong Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC).

Hiện Goldman Sachs đang nắm giữ 7,5 tỷ USD giá trị cổ phần của ICBC, tuy nhiên theo điều khoản quy định, mọi giao dịch chuyển nhượng cổ phần ICBC sẽ phải đợi đến cuối tháng 4/2009 - khi một nửa số cổ phần mà Goldman Sachs đang nắm giữ mới có thể đưa vào giao dịch. Năm 2006, Goldman Sachs đã chi 2,6 tỷ USD để mua cổ phần của ICBC.

Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu Goldman Sachs (NYSE-GS) giảm 1,43%, chốt ở mức 110,33 USD/cổ phiếu.

Chứng khoán Mỹ đã mất điểm sau khi giới đầu tư đã có những đánh giá lại hiệu quả của kế hoạch mua lại nợ xấu của các định chế tài chính Mỹ trị giá 1.000 tỷ USD.

Bên cạnh đó, với phiên tăng điểm 7% của thị trường và mức tăng hơn 20% của nhiều cổ phiếu khối ngân hàng cũng đủ hấp dẫn để nhiều nhà đầu tư tăng mạnh bán ra chốt lời.

Các chỉ số chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch đều thấp hơn phiên giao dịch trước hơn 1% giá trị. Phiên buổi sáng, dù đón nhiều đợt lên điểm nhưng thị trường không thể hình thành nên xu thế tăng điểm và vượt qua ngưỡng giá trị đóng cửa phiên giao dịch trước.

Đến hơn 13 giờ chiều (giờ địa phương), sắc xanh chỉ xuất hiện trên bảng điện tử được ít phút bởi đà tăng mạnh của chỉ số Dow Jones và S&P 500.

Tuy nhiên, sức cầu yếu và mức độ bán cổ phiếu ngày một gia tăng để chốt lãi đã khiến cả ba chỉ số nhanh chóng đi xuống.

Đến hơn 14 giờ, cả ba chỉ số bắt đầu giảm điểm nhưng biên độ giảm của chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều ở mức thấp, sau đó thị trường bất ngờ lao dốc trong 20 phút cuối cùng ngày giao dịch, đưa chỉ số S&P 500 mất 2% và chỉ số Nasdaq hạ 2,5%.

Cổ phiếu khối ngân hàng - vốn dẫn đầu về biên độ tăng điểm phiên trước đó, đã giảm mạnh trong phiên này, đưa chỉ số S&P Tài chính mất 6,5%, trong đó cổ phiếu Bank of America hạ 8,3%, cổ phiếu JPMorgan Chase xuống 9,2%, cổ phiếu Citigroup giảm 3,51%.

Giá dầu đi xuống nên các cổ phiếu khối năng lượng cũng mát điểm, trong đó cổ phiếu Exxon Mobil hạ 1,7%. Cổ phiếu General Electric mất 0,6% sau khi Deutsche Bank đưa ra khuyến nghị cổ phiếu của hãng ở mức ổn định.

Điểm qua kết quả giao dịch ngày 24/3: chỉ số Dow Jones giảm 115,89 điểm, tương đương -1,49%, chốt ở mức 7.659,97.

Chỉ số Nasdaq phiên này mất 39,25 điểm, tương đương -2,52%, chốt ở mức 1.516,52.

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 16,67 điểm, tương đương 2,03%, đóng cửa ở mức 806,25.

Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,65 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.144 cổ phiếu giảm điểm và có 917 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,02 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.873 cổ phiếu mất điểm và có to 793 cổ phiếu lên điểm.

Chứng khoán Đức và Pháp cùng tăng điểm

Chứng khoán châu Âu đã hình thành xu hướng trái chiều khi thị trường Đức và Pháp đều lên điểm trong khi chứng khoán Anh lại mất điểm.

Cổ phiếu khối ngân hàng, năng lượng và khai mỏ đều giảm điểm là nguyên nhân quan trọng khiến thị trường không duy trì được xu hướng lên điểm như phiên trước đó.

Cổ phiếu HSBC mất 6,3%, cổ phiếu BNP Paribas, Nordea Bank và Credit Suisse giảm từ 3,7-7,4%; cổ phiếu BG Group, BP, Royal Dutch Shell và Total giảm từ 0,4-0,8%.

Tuy nhiên, nhờ sức tăng của cổ phiếu khối hàng tiêu dùng, dược phẩm nên đã tạo lập nên thế cân bằng hơn cho thị trường.

Cổ phiếu của Nestle, Unilever và Danone tăng từ 1,6% đến 3,7%; cổ phiếu Sanofi-Aventis, Roche và Novo Nordisk tăng từ 0,3-3,2%.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 41,35 điểm, tương đương 1,05%, chốt ở mức 3911,46. Khối lượng giao dịch đạt 2,55 tỷ cổ phiếu.

Chỉ số DAX của Đức tăng 0,26%, khối lượng giao dịch đạt 32 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,17%, khối lượng giao dịch đạt 207 triệu cổ phiếu.

Chứng khoán châu Á tăng điểm ở các thị trường

Phiên tăng điểm mạnh của chứng khoán Phố Wall nhờ kế hoạch mua lại nợ xấu của các định chế tài chính Mỹ - mà Chính phủ nước này vừa công bố, đã tạo động lực lớn giúp các thị trường chứng khoán khu vực tăng điểm.

Cổ phiếu khối tài chính đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm, qua đó kéo thị trường khởi sắc phiên giao dịch hôm thứ Ba.

Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục tăng 1,9% lên 83,82 điểm, sau khi đã tăng gần 4% phiên trước đó.

Chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm với biên độ lớn lên mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng qua, do cổ phiếu khối tài chính tăng vọt. Bên cạnh đó, cổ phiếu khối các nhà xuất khẩu lớn cũng khởi sắc nhờ đồng Yên giảm giá so với USD, đã góp phần đẩy thị trường đi lên.

Cổ phiếu khối ngân hàng liên tục tăng điểm trong ngày, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,5%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 5%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group lên 3,2%...

Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu đã tăng mạnh trước đà giảm giá của đồng Yên so với Euro và USD. Cổ phiếu Canon tăng 4,4%, cổ phiếu Toyota tiến thêm 3,6%, cổ phiếu Nippon Steel lên 2,2%...

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 272,77 điểm, tương đương 3,32%, chốt ở mức 8.488,3 – mức cao nhất kể từ ngày 9/1/2009. Khối lượng giao dịch đạt 2,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.

Chuyển qua thị trường khác, Chính phủ Singapore vừa cho biết sẽ chi 18-20 tỷ Đôla Singapore (11,9-13,2 tỷ USD) để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trong năm 2009.

Bên cạnh đó, năm 2010 và 2011, quốc đảo sẽ tiếp tục đầu tư thêm 15 -17 tỷ Đôla Singapore mỗi năm vào các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng.

Trong tháng 1/2009, Singapore đã chi 20,5 tỷ Đôla Singapore cho gói kích cầu của Chính phủ, trong đó rót 4,4 tỷ Đôla Singapore cho cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Straits Times tăng 46,49 điểm, tương đương 2,79%, chốt ở mức 1.710,57.

Chuyển qua thị trường khác, Hàn Quốc vừa cho biết đã hoàn tất kế hoạch chi 17,7 nghìn tỷ Won (12,66 tỷ USD), tương đương 2% GDP hàng năm của nước này, để giúp nền kinh tế trụ vững trước nguy cơ lâm vào suy thoái.

Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chiến lược Yoon Jeung-Hyun cho hay, Chính phủ Hàn Quốc tung gói kích thích kinh tế này sẽ nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng 1,5% trong năm 2009.

Mục đích của gói gói kích thích kinh tế này là nhằm hỗ trợ những người thu nhập thấp, tạo việc làm và giúp các doanh nghiệp nhỏ.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI tiếp tục tăng 22,2 điểm, tương đương 1,85%, chốt ở mức 1.221,7.

Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 2,3%. Chỉ số ASX của Australia lên 0,98%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 3,44%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 1,62%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 0,56%.

(Theo VnEconomy)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/20-phut-xac-lap-xu-huong-o-pho-wall.html

Kêu gọi của FED và Bộ trưởng Tài chính Mỹ đẩy TTCK Mỹ mất điểm

Chủ tịch FED, Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi thắt chặt điều tiết công ty tài chính; kinh tế gia đạt giải Nobel cho rằng chính phủ sẽ phải thâu tóm một số tổ chức cho vay.

Cổ phiếu của Citigroup và Bank of America hạ điểm sau khi tăng hơn 19% trong phiên giao dịch ngày 23/03.

Chỉ số Standard & Poor’s 500 hạ 2% xuống mức 806,25 điểm sau chuỗi 4 ngày tăng điểm mạnh nhất trong hơn 70 năm.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 115,89 điểm tương đương 1,5% xuống mức 7.659,97 điểm.

Khác với nhận định của HSBC và một vài chuyên gia về việc thị trường chứng khoán thế giới đã lập đáy, ông Douglas Cliggott, giám đốc quản lý tài sản tại Dover Long/Short Sector Fund – Mỹ, cho rằng khi nhà đầu tư mua cổ phiếu, họ đang tự ôm vào kết quả kinh doanh yếu kém và thị trường chứng khoán Mỹ chưa giảm đến đáy.

Trong phiên giao dịch ngày 23/03, chỉ số S&P 500 tăng 7,1%. Chỉ số này lập đáy thấp nhất trong 12 năm vào ngày 09/03. Nếu không tính mức hạ ngày 24/03 của chỉ số S &P 500, chỉ số này đã hồi phục được 22% từ mức thấp thiết lập ngày 09/03.

Chủ tịch FED, Bộ trưởng Tài chính Mỹ ngày 24/03 đã kêu gọi có thêm quyền hạn trong việc tiếp quản và giải thể công ty tài chính sau vụ việc giải cứu AIG cho đến nay gây ra một loạt rắc rối.

Chính phủ đã dành gần 200 tỷ USD giải cứu cho AIG, tuy nhiên sau đó tập đoàn bảo hiểm nổi tiếng này lại dành tới 165 triệu USD thưởng cho giám đốc điều hành và nhân viên. Đáng chú ý, rất nhiều người trong nhóm nhận thưởng làm việc trong bộ phận đã đẩy AIG đến việc phải cầu cứu chính phủ ngăn sụp đổ.

Cổ phiếu nhóm ngành tài chính hạ điểm mạnh sau khi kinh tế gia đạt giải Nobel Paul Krugman trong phỏng vấn với Bloomberg cho rằng khủng hoảng tài chính sẽ buộc chính phủ phải tiếp quản các ngân hàng lớn. Ông dự đoán kinh tế Mỹ sau khi đã tăng trưởng -6,2% trong quý 4/2008 sẽ không ổn định cho tới cuối năm 2009.

Nhận xét về các tổ chức cho vay lớn, ông nói: “Cuối cùng chúng ta cũng sẽ phải làm việc đó thôi. Chúng ta đảm bảo mọi khoản nợ nhưng phải thâu tóm các tổ chức cho vay lớn.”

(Theo Bloomberg)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/keu-goi-cua-fed-va-bo-truong-tai-chinh.html

Kêu gọi của FED và Bộ trưởng Tài chính Mỹ đẩy TTCK Mỹ mất điểm

Chủ tịch FED, Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi thắt chặt điều tiết công ty tài chính; kinh tế gia đạt giải Nobel cho rằng chính phủ sẽ phải thâu tóm một số tổ chức cho vay.

Cổ phiếu của Citigroup và Bank of America hạ điểm sau khi tăng hơn 19% trong phiên giao dịch ngày 23/03.

Chỉ số Standard & Poor’s 500 hạ 2% xuống mức 806,25 điểm sau chuỗi 4 ngày tăng điểm mạnh nhất trong hơn 70 năm.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 115,89 điểm tương đương 1,5% xuống mức 7.659,97 điểm.

Khác với nhận định của HSBC và một vài chuyên gia về việc thị trường chứng khoán thế giới đã lập đáy, ông Douglas Cliggott, giám đốc quản lý tài sản tại Dover Long/Short Sector Fund – Mỹ, cho rằng khi nhà đầu tư mua cổ phiếu, họ đang tự ôm vào kết quả kinh doanh yếu kém và thị trường chứng khoán Mỹ chưa giảm đến đáy.

Trong phiên giao dịch ngày 23/03, chỉ số S&P 500 tăng 7,1%. Chỉ số này lập đáy thấp nhất trong 12 năm vào ngày 09/03. Nếu không tính mức hạ ngày 24/03 của chỉ số S &P 500, chỉ số này đã hồi phục được 22% từ mức thấp thiết lập ngày 09/03.

Chủ tịch FED, Bộ trưởng Tài chính Mỹ ngày 24/03 đã kêu gọi có thêm quyền hạn trong việc tiếp quản và giải thể công ty tài chính sau vụ việc giải cứu AIG cho đến nay gây ra một loạt rắc rối.

Chính phủ đã dành gần 200 tỷ USD giải cứu cho AIG, tuy nhiên sau đó tập đoàn bảo hiểm nổi tiếng này lại dành tới 165 triệu USD thưởng cho giám đốc điều hành và nhân viên. Đáng chú ý, rất nhiều người trong nhóm nhận thưởng làm việc trong bộ phận đã đẩy AIG đến việc phải cầu cứu chính phủ ngăn sụp đổ.

Cổ phiếu nhóm ngành tài chính hạ điểm mạnh sau khi kinh tế gia đạt giải Nobel Paul Krugman trong phỏng vấn với Bloomberg cho rằng khủng hoảng tài chính sẽ buộc chính phủ phải tiếp quản các ngân hàng lớn. Ông dự đoán kinh tế Mỹ sau khi đã tăng trưởng -6,2% trong quý 4/2008 sẽ không ổn định cho tới cuối năm 2009.

Nhận xét về các tổ chức cho vay lớn, ông nói: “Cuối cùng chúng ta cũng sẽ phải làm việc đó thôi. Chúng ta đảm bảo mọi khoản nợ nhưng phải thâu tóm các tổ chức cho vay lớn.”

(Theo Bloomberg)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/keu-goi-cua-fed-va-bo-truong-tai-chinh.html

TTCK Châu Á: Trung Quốc có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong 1 năm rưỡi

Thị trường châu Á lạc quan rằng kế hoạch loại trừ tài sản xấu của các ngân hàng sẽ giúp hồi sinh tăng trưởng kinh tế.

Cổ phiếu của Mitsubishi UFJ Financial Group, ngân hàng lớn nhất của Nhật, tăng 4,5% tại thị trường Tokyo sau khi Mỹ công bố kế hoạch hơn 1 nghìn tỷ USD mua lại tài sản xấu của các ngân hàng.

Cổ phiếu của Hyundai Engineering & Construction, hãng xây dựng lớn nhất Hàn Quốc, tăng 7,1% khi chính phủ Hàn Quốc thông báo kế hoạch 13 tỷ USD cứu kinh tế.

Cổ phiếu của Toyota, hãng ô tô lớn nhất thế giới thu được 37% doanh số từ thị trường Mỹ tăng 3,6% tại thị trường Tokyo sau khi đồng yên suy yếu so với USD.

Chỉ số MSCI của TTCK châu Á tăng 1,9% lên mức 83,82 điểm tại thị trường Tokyo. Ngày hôm qua (ngày 23/03) thị trường này tăng 3,4%. Chỉ số này đã tăng 19% từ mức thấp nhất trong 5 năm thiết lập ngày 09/03.

Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 3,3%. Tính từ mức thấp ngày 10/03, chỉ số này tăng 20%. Tất cả các thị trường tăng điểm ngoại trừ thị trường Malaysia.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ sẽ kết hợp với FED và Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) trong việc hỗ trợ nhà đầu tư các nhân mua các khoản nợ đáo hạn và chứng khoán từ các ngân hàng.

Cổ phiếu trên TTCK Trung Quốc tăng điểm manh. Chỉ số chính của TTCK nước này có chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong 19 tháng. Nguyên nhân khiến thị trường tăng điểm là chính phủ khẩn cấp áp dụng các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.

Chỉ số Shanghai Composite tăng điểm đến ngày thứ 7 liên tiếp lên mức 2.338,42 điểm. Chỉ số CSI 300 của thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến tăng 0,5% lên mức2.451,78 điểm.

(Theo Bloomberg)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/ttck-chau-trung-quoc-co-chuoi-ngay-tang.html

Chứng khoán châu Á tăng theo Phố Wall

Ngày 24/3, chứng khoán châu Á đã duy trì được mạch tăng điểm hai ngày liên tiếp nhờ những thông tin tích cực từ Mỹ.

Phiên tăng điểm mạnh của chứng khoán Phố Wall nhờ kế hoạch mua lại nợ xấu của các định chế tài chính Mỹ - mà Chính phủ nước này vừa công bố, đã tạo động lực lớn giúp các thị trường chứng khoán khu vực tăng điểm.

Cổ phiếu khối tài chính đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm, qua đó kéo thị trường khởi sắc phiên giao dịch hôm thứ Ba.

Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục tăng 1,9% lên 83,82 điểm, sau khi đã tăng gần 4% phiên trước đó.

Chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm với biên độ lớn lên mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng qua, do cổ phiếu khối tài chính tăng vọt. Bên cạnh đó, cổ phiếu khối các nhà xuất khẩu lớn cũng khởi sắc nhờ đồng Yên giảm giá so với USD, đã góp phần đẩy thị trường đi lên.

Cổ phiếu khối ngân hàng liên tục tăng điểm trong ngày, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,5%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 5%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group lên 3,2%...

Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu đã tăng mạnh trước đà giảm giá của đồng Yên so với Euro và USD. Cổ phiếu Canon tăng 4,4%, cổ phiếu Toyota tiến thêm 3,6%, cổ phiếu Nippon Steel lên 2,2%...

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 272,77 điểm, tương đương 3,32%, chốt ở mức 8.488,3 – mức cao nhất kể từ ngày 9/1/2009. Khối lượng giao dịch đạt 2,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.

Chuyển qua thị trường khác, Chính phủ Singapore vừa cho biết sẽ chi 18-20 tỷ Đôla Singapore (11,9-13,2 tỷ USD) để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trong năm 2009.

Bên cạnh đó, năm 2010 và 2011, quốc đảo sẽ tiếp tục đầu tư thêm 15 -17 tỷ Đôla Singapore mỗi năm vào các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng.

Trong tháng 1/2009, Singapore đã chi 20,5 tỷ Đôla Singapore cho gói kích cầu của Chính phủ, trong đó rót 4,4 tỷ Đôla Singapore cho cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Straits Times tăng 46,49 điểm, tương đương 2,79%, chốt ở mức 1.710,57.

Chuyển qua thị trường khác, Hàn Quốc vừa cho biết đã hoàn tất kế hoạch chi 17,7 nghìn tỷ Won (12,66 tỷ USD), tương đương 2% GDP hàng năm của nước này, để giúp nền kinh tế trụ vững trước nguy cơ lâm vào suy thoái.

Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chiến lược Yoon Jeung-Hyun cho hay, Chính phủ Hàn Quốc tung gói kích thích kinh tế này sẽ nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng 1,5% trong năm 2009.

Mục đích của gói gói kích thích kinh tế này là nhằm hỗ trợ những người thu nhập thấp, tạo việc làm và giúp các doanh nghiệp nhỏ.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI tiếp tục tăng 22,2 điểm, tương đương 1,85%, chốt ở mức 1.221,7.

Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 2,3%. Chỉ số ASX của Australia lên 0,98%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 3,44%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 1,62%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm 0,56%.

(Theo VnEconomy)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/chung-khoan-chau-tang-theo-pho-wall.html

Khối ngoại gia tăng mua vào các cổ phiếu chủ chốt

Phiên hôm nay, ngoại trừ việc bán ròng STB, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào một lượng lớn các cổ phiếu chủ chốt của thị trường như VSH, DPM, HPG...

Tại HoSE, bất chấp việc STB bị bán ròng hơn 900 nghìn đơn vị, nhà đầu tư nước ngoài vẫn có phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp với lượng chênh lệch mua bán đạt 1,56 triệu đơn vị, tương đương 65 tỷ đồng. Tính chung 5 phiên, tổng giá trị mua ròng lên tới 152 tỷ đồng.

Tổng lượng mua vào tăng gần gấp đôi phiên trước, đạt 3,86 triệu đơn vị (110 tỷ đồng). Lượng bán ra cũng tăng hơn 1 triệu đơn vị lên 2,29 triệu đơn vị (22,9 tỷ đồng).

Còn tại HaSTC, sau phiên mua ròng hiếm hoi ngày hôm qua, lượng bán ra của khối ngoại lại chiếm thế áp đảo với 908 nghìn đơn vị, trong khi đó lượng mua vào chỉ có 336 nghìn đơn vị. Khối lượng bán ra tập trung chủ yếu vào hai mã VCG và BVS.

Với lượng bán ròng lên đến 912.700 đơn vị, STB là cổ phiếu dẫn đầu danh sách bán ròng hôm nay. Cũng như nhiều cổ phiếu khác, STB kết thúc ngày ở mức giá trần 17.200 đồng với hơn 3,7 triệu đơn vị được khớp lệnh.

Bên cạnh đó, cổ phiếu này còn được giao dịch thỏa thuận nội khối 200 nghìn đơn vị với giá 17.000 đồng/cp (phiên trước có 400 nghìn đơn vị được bán thỏa thuận cũng với giá 17.000 đồng/cp).

BVS tái xuất hiện trong top bán ròng với xấp xỉ 401 nghìn đơn vị, nâng tổng lượng bán ròng cổ phiếu này từ đầu tháng Ba lên 4,48 triệu đơn vị.

VCG cũng được giao dịch khá mạnh với 191 nghìn đơn vị mua vào và 432 nghìn đơn vị bán ra, tương ứng với lượng bán ròng là 241 nghìn đơn vị.

Một số cổ phiếu tiếp tục trong chiều hướng bị bán ra như DRC (302 nghìn đơn vị), TTF (226 nghìn). Hai cổ phiếu xi măng BTS và BCC tiếp tục bị bán ròng, tuy nhiên, lượng bán đều không vượt quá 10 nghìn đơn vị.

Phía mua vào, khối ngoại bất ngờ đẩy mạnh mua vào khá nhiều cổ phiếu chủ chốt như: VSH (356 nghìn), DPM (285 nghìn), VIC (228 nghìn), HPG (270 nghìn)…

Ngoài ra, còn có 9 mã khác có lượng mua ròng trên 100 nghìn đơn vị, trong đó có PPC, PVF, VNM…

(Theo CafeF)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/khoi-ngoai-gia-tang-mua-vao-cac-co.html

Chứng khoán ngày 24/3: Hứng khởi cùng thế giới

Diễn biến đảo chiều tâm lý quá nhanh đã xuất hiện ngay những phút đầu tiên của phiên giao dịch hôm nay. Mới hôm qua, hàng loạt cổ phiếu chủ chốt bị bán tháo giá sàn thì hôm nay đã vọt lên kịch trần.

Nguyên nhân chính vẫn là sự kiện đột biến từ thị trường chứng khoán Mỹ khi các chỉ số chính đều tăng trên 5%: DJ tăng 6,8%, S&P 500 tăng 7,1%, Nasdaq tăng 6,8%. Nhìn chung các mức tăng trên 5% của những chỉ số này thường chỉ gắn liền với các sự kiện hoặc thông tin đặc biệt đủ tầm gây sốc cho thị trường.

Sự kiện ảnh hưởng nhiều nhất đến thị trường Mỹ đêm qua là việc công bố kế hoạch chi tiết sử dụng 1.000 tỷ USD mua lại các tài sản xấu. Thực tế thông tin này không mới, nhưng điều được thị trường kỳ vọng là kế hoạch chi tiết về cách thức triển khai, thỏa mãn nhưng mong muốn và giải tỏa nghi ngờ của giới đầu tư.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng xoay chiều trong khoảnh khắc với sức mua khá lớn ngay từ những phút đầu. VN-Index nhảy vọt 11,01 điểm trong đợt khớp lệnh mở cửa, mức tăng mạnh nhất trong một đợt kể từ đầu năm đến nay.

Sự kiện quá bất ngờ từ bên ngoài đã khiến thị trường bỏ qua thông tin Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng biên độ giao dịch với đồng USD từ +/-3% lên +/-5%. Thị trường ngoại tệ sáng nay đã những phản ứng ngay lập tức và giá USD cũng như giá vàng đều tăng mạnh. Như vậy kênh đầu tư ngoại tệ hiện cũng có mức dao động tối đa khá lớn - đặc điểm ưa thích của giới đầu cơ.

Diễn biến thị trường trên cả hai sàn hôm nay diễn ra một chiều trong phần lớn thời gian giao dịch. Một số cổ phiếu chủ chốt như SSI, REE, STB của HOSE và KLS, ACB của HASTC cũng xuất hiện một số thời điểm được phân phối nhẹ nhưng không đủ sức đè giá xuống sâu như trước. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là hoạt động phân phối chấm dứt vì rất có thể bên bán đang dành sự hưng phấn cho những phiên tới.

Về khối lượng giao dịch, khoảng 20,3 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được bán ra trên sàn HOSE hôm nay, tăng 31,3% so với hôm qua. Khối lượng tại HASTC cũng tăng tới 55% với 15,56 triệu đơn vị. Trong bối cảnh đa số nhà đầu tư cá nhân đều hưng phấn trước sự khởi sắc từ bên ngoài và quyết định bán ra sẽ rất khó khăn thì khối lượng lớn như vậy cũng rất đáng quan tâm và tiếp tục có dấu hiệu của sự phân phối.

Một diễn biến rất đáng chú ý hôm nay trên sàn HOSE là hoạt động mua vào vội vã của nhà đầu tư nước ngoài. Đã từ rất lâu thị trường mới chứng kiến cảnh khối ngoại tranh mua giá trần ngay trong đợt khớp lệnh mở cửa. Khoảng 3,6 triệu đơn vị được khối này mua vào trong cả phiên là một con số đột biến. Phiên có mức mua vào tương đương gần nhất là từ cuối tháng 9/2008.

Tỷ trọng bán hôm nay của khối ngoại chỉ chiếm khoảng 10% với 2,1 triệu đơn vị. Như vậy 90% giao dịch thị trường hôm nay là xuất phát từ hoạt động bán của nhà đầu tư trong nước.

Trong số các giao dịch đáng chú ý, khối ngoại đã bán ròng 912,700 STB. Đây là lần đầu tiên hoạt động khớp lệnh với STB của nhà đầu tư nước ngoài lớn như vậy. Thị trường đang đặt nhiều câu hỏi xung quanh giao dịch này. Rất có thể đó là hoạt động bán của IFC khi khối lượng thoái vốn lần trước chưa đạt kế hoạch. Mới đây, những thông tin quanh việc đối tác chiến lược nước ngoài ANZ cũng bất đồng trong việc tăng vốn cũng khiến thị trường nghi ngại.

Xét về tổng thể, thị trường hôm nay vẫn trong trạng thái hưng phấn và quyền chủ động thuộc về người mua. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ các giao dịch đè giá trong phiên với một số mã như KLS, BVS, ACB, STB, REE, SSI, SJS thì có thể nhận thấy mức độ "hiếu chiến" của bên mua đã giảm bớt.

Các lệnh bán đè giá xuống được phản công khá yếu ớt và khối lượng chặn mua trần không còn chất đống hàng trăm ngàn đơn vị trong nháy mắt như trước. Thậm chí STB, REE, KLS, BVS có lúc còn dư bán vài chục ngàn đơn vị khá lâu. Sổ lệnh cũng cho thấy các lực lượng mua vào khá yếu so với thời điểm đầu của sóng tăng vừa qua, không còn những seri lệnh hàng chục ngàn đơn vị nữa.

Mặc dù tinh thần hưng phấn chung vẫn đang diễn ra nhưng thị trường sẽ sớm cho thấy khả năng kéo dài của nó. Trước mắt, những nhà đầu tư đã thoát ra khỏi thị trường vẫn đang chờ đợi một sức mạnh thực sự đủ để kéo VN-Index vượt qua đỉnh 276,81 điểm. Nếu chỉ số không qua được một cách rõ rệt thì sẽ tạo nên tình huống thử đỉnh không thành và các chỉ báo kỹ thuật sẽ thể hiện tình trạnh phân kỳ giảm.

Một điểm khá đặc biệt trong đợt tăng này là thị trường chịu ảnh hướng quá nhiều từ yếu tố bên ngoài. Liệu các động lực từ bên kia trái đất sẽ đưa thị trường đi tiếp đến đâu vẫn còn là câu hỏi lớn và sẽ còn nhiều bất ngờ không ai biết trước.

(Theo VnEconomy)

Xem đầy đủ bài viết tại http://pcr-thongtinchungkhoan.blogspot.com/2009/03/chung-khoan-ngay-243-hung-khoi-cung.html

Bài đăng phổ biến