Thứ Năm, 30 tháng 4, 2009

Thue va tham nhung

Thuế và tham nhũng

Tình cờ đi tìm số liệu để viết về dự luật thuế nhà ở, tôi mới phát hiện ra tỷ lệ thu thuế trên GDP của Việt Nam cao hơn các nước láng giềng rất nhiều.

Theo số liệu của ADB trong tài liệu “Key Indicators for Asia and the Pacific 2008” thì tỷ lệ thu thuế trên GDP của Việt Nam năm 2006 (năm có số liệu đầy đủ đề so sánh) là 23,7%. Trong lúc đó tỷ lệ này ở các nước Indonesia chỉ là 12,3%, Malaysia - 15,1%, Philippines – 14.3%, Singapore – 12,9%.

Các con số này đặt ra khá nhiều câu hỏi:

-         Ở Việt Nam, không lẽ tình trạng sưu cao thuế nặng trầm trọng hơn ở nước khác?

-         Nếu không thì GDP Việt Nam bị tính sai, tính thiếu. Nếu cộng GDP từ khu vực phi chính thức, con số GDP thật phải cao hơn nhiều?

-         Vì sao lương công chức nhà nước ở Việt Nam thấp hơn các nước khác trong khi thu thuế cao hơn? 

-         Nếu giải quyết tình trạng tham nhũng, tiền thu thuế như thế ắt đủ để trả lương xứng đáng cho công chức như các nước khác?

Một tài liệu khác của World Bank cho biết thất thu thuế từ khu vực tư nhân của Việt Nam cao vời vợi. Theo báo cáo này, lẽ ra số thuế thu nhập doanh nghiệp phải thu được từ khu vực tư nhân trong nước năm 2007 là 29.451 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ thu được 7.920 tỷ đồng. Con số 21.531 tỷ đồng không thu được đi về đâu? Có lẽ các doanh nghiệp tư nhân dùng nói để “bôi trơn” hoạt động, một dạng thuế không nộp trực tiếp vào ngân sách mà vào túi các quan chức trong bộ máy hành chính, một dạng “phân bổ” thu nhập do những người trong cuộc tự xoay xở với nhau.

 

 

Xem đầy đủ bài viết tại http://nguyenvanphu.blogspot.com/2009/04/thue-va-tham-nhung.html

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Rượu Vang Ông Hào !

Vang Ông Hào được lên mem từ 100% Nho đỏ Cardinal Ninh Thuận. Với phương pháp lên men từ quả nho xay nát cả vỏ, sản phẩm thuộc dòng vang đỏ, chát và kiệt đường (vang khô). Vang Ông Hào còn có loại vang ngọt để đáp ứng mong đợi của khách hàng ưa vị ngọt dịu. Vang Ông Hào có độ rượu nhẹ(11,5%), mang hương vị và màu sắc tự nhiên, đặc biệt là vị chát đặc trưng của vang nho.Công nghệ lên men từ nho

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.kienthuctaichinh.com/2008/01/ru-vang-ng-ho.html

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Xây dựng thương hiệu: cho công ty? cho sản phẩm? hay cho cá nhân?.

Bounty, Folgers, Head & Shoulders, Nescafe, Dancow, Maggi, Marlboro và Winston: các thương hiệu này chung nhau điểm gì? Với Sony, Philips, Kraft, Coca-cola thì sao? Nếu danh sách đầu tiên có thể gộp thành sản phẩm của ba nhà sản xuất: Procter&Gamble, Nestle và Philip Morris; thì danh sách thứ hai khiến bạn ngập trong danh sách dài dằng dặc các dòng sản phẩm với muôn vàn mẫu mã và kiểu dáng với cùng một thương hiệu công ty.
Lựa chọn việc duy trì một tập hợp các thương hiệu riêng biệt với từng sản phẩm hay duy trì một tên gọi của công ty để xác định các sản phẩm thuộc nhiều nhóm khác nhau đều là các chiến lược xây dựng thương hiệu được xác định từ rất lâu trong lịch sử ngành marketing. Mỗi chiến lược đều có thế mạnh và nhược điểm của riêng mình, chủ yếu tuỳ thuộc vào bản chất của hoạt động kinh doanh, môi trường kinh tế-xã hội, và thiên kiến của người tiêu dùng.

Tính sẵn có các nguồn lực: công cụ Internet

Quản lý đồng thời nhiều thương hiệu lẽ tự nhiên sinh ra nhu cầu đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, con người và kỹ thuật hơn. Sử dụng hiệu quả công cụ Internet để phát triển thương hiệu và các mục tiêu quan hệ khách hàng bao gồm cả việc hình thành một đội ngũ “hậu cần” (back-end) hùng hậu gồm với các thành viên có chuyên môn riêng biệt như marketing, quản lý, hay công nghệ. Và để duy trì đội ngũ này, cũng cần một lượng quỹ đủ hoạt động. Ngay từ các giai đoạn lập kế hoạch và phát triển đầu tiên tới việc bảo dưỡng thường xuyên và nâng cấp định kỳ, kết hợp giữa các nguồn vốn con người, tài chính và công nghệ làm thành các khối quan trọng trong thành công của các chương trình marketing qua Internet.

Tối thiểu, mỗi một thương hiệu cũng cần có một tên miền hay trang điện tử riêng với các đặc trưng khác biệt. Các trang điện tử này được duy trì bởi các đội chuyên biệt gồm chuyên gia phát triển, biên tập viên, hoạ sỹ thiết kế, và nhân viên thị trường.
Một vài ý tưởng đã đề xuất việc kết hợp tất cả các thương hiệu dưới một trang điện tử chung và sau đó, chia nhỏ từng thương hiệu vào nhiều trang con (sub-domain). Khi này, có thể chỉ sử dụng một đội “hậu cần” duy nhất để quản lý và phát triển. Điểm bất lợi lớn nhất với phương thức này là khả năng làm mờ nhạt định dạng thực sự của mỗi thương hiệu cũng như hạ thấp năng suất và hiệu quả làm việc của các đội “hậu cần”.

Một tình huống điển hình là AOLTimeWarner với hàng loạt các thương hiệu Time, Fortune, Business2, People, Money Magazines, America Online, Warner Music và CNN… Được nhận diện qua các hình ảnh và đặc trưng riêng biệt với mỗi nhóm khách hàng đối tượng, từng thương hiệu được duy trì trên ở các vùng lãnh thổ độc lập trên mạng Internet. Hầu như người ta không có cảm giác hay liên tưởng nào tới thương hiệu cao nhất: AOLTimeWarner.

Độ tin cậy của thương hiệu công ty

Hình ảnh tích cực của một thương hiệu công ty lớn mạnh có thể mở rộng và tăng cường độ tin cậy đối với các sản phẩm của công ty, đặc biệt với các sản phẩm hay thị trường mới. Sony và Philips sử dụng hình ảnh đã được xây dựng nhiều năm của các nhà sản xuất hàng đầu về chất lượng các sản phẩm điện tử gia dụng để hỗ trợ khả năng thương mại và mở rộng thị phần các sản phẩm của mình.

Hơn thế nữa, chiến lược này hình thành lợi thế cạnh tranh tương tới cho doanh nghiệp khi đưa ra thị trường những sản phẩm không hoặc có rất ít đổi mới, không hề mang lại các tính năng có ý nghĩa trong mắt người tiêu dùng; hoặc trong trường hợp ngược lại, giới thiệu các sản phẩm hoàn toàn mới và đầy sáng tạo. Người tiêu dùng sẽ liên hệ sản phẩm “vô dụng” với tên tuổi của công ty, do đó, họ sẽ dễ tiếp thu hơn các thông điệp công ty phát ra. Cũng tương tự vậy, khi tiếp cận với các sản phẩm ứng dụng tiến bộ công nghệ vượt trội như TV màn hình Plasma, hay máy nghe nhạc MP3, người tiêu dùng sẽ dựa vào niềm tin với thương hiệu công ty để trút bỏ gánh nặng gánh nghi ngại trên vai khi xem xét việc dùng thử hoặc mua sản phẩm.

Sức mạnh của một thương hiệu công ty thậm chí còn là hữu hình với công ty có nhiều thương hiệu như được minh chứng trong trường hợp CNET. CNET đã kết hợp thương hiệu nổi tiếng của mình với các thương hiệu nhỏ, ít được biết tới hơn trong hệ thống của mình như news.com, search.com, download.com, shopper.com, CNET Radio, để thúc đẩy độ tín nhiệm của các thương hiệu này. Ngay khi truy cập vào các trang điện tử trên, người sử dụng sẽ có cảm nhận rõ rệt về CNET khi chúng đều chia sẻ màu sắc, cách trình bày và định hướng. Những người nghiện tin tức sẽ được đảm bảo về độ tin cậy của các nội dung được giới thiệu trên news.com với logo CNET- thương hiệu được tín nhiệm với các trang liên quan tới công nghệ.

Trớ trêu thay, điểm mạnh nhất của thương hiệu công ty cũng chính là điểm yếu nhất. Việc dựa vào một thương hiệu duy nhất có thể nhanh chóng phá hoại hình ảnh của các thương hiệu sản phẩm một cách tàn khốc ngay cả khi chỉ có một sản phẩm trong hàng loạt sản phẩm gặp phải sự cố. Ở đây, chúng ta nhớ lại nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Trong sự kiện sụp đổ của lốp xe Ford-Firestone năm 2000, trong một thời gian, cả hai công ty đều vô cùng xấu mặt, mặc dù sự cố rủi ro chỉ xảy ra với lốp xe Firestone Wilderness AT với dòng xe Ford Explorer.

Mặt khác, các thương hiệu sản phẩm riêng biệt hầu như có thể tồn tại vô sự khi công ty “mẹ” gặp phải sự cố. “Vòng xoáy xuôi” (downward spiral) cho thấy hình ảnh của AOLTimeWarner sau sự kiện sáp nhập AOL-TimeWarner đầu năm 2001 đã không mấy ảnh hưởng tới các thương hiệu trong hệ thống. Công chúng nhìn nhận Fortune và Warner Music như những thực thể độc lập với hình ảnh và đặc trưng riêng và không hề chịu tác động từ sự thật rằng AOLTimeWarner đã trở thành một ví dụ điển hình thất bại của “siêu sáp nhập”.

Liên kết để xây dựng thương hiệu

Giới thiệu một thương hiệu sản phẩm dễ thực hiên hơn nhiều khi nó không hoạt động dưới bóng một thương hiệu công ty- đặc biệt khi có các tại nạn gây tổn hại hình ảnh công ty. Thương hiệu mới có thể được giới thiệu an toàn và được thị trường chấp nhận khi người tiêu dùng không còn lo lắng về mối liên hệ giữa sản phẩm với công ty đang ở vào tình thế khủng hoảng.

Lợi thế này được các công ty sản xuất hàng tiêu dùng như P&G hay Unilever tận dụng triệt để. P&G khai thác tiềm năng của các thị trường mới nổi tại Nam Mỹ và Đông Nam Á bằng việc xây dựng các thương hiệu khu vực, mà không cần bất kỳ liên hệ nào với hình ảnh của P&G cũng như các nhãn hiệu khác của hãng tại Mỹ và các quốc gia phát triển. Hơn thế nữa, ngoại trừ những người trong cùng ngành, ít ai có một khái niệm rõ ràng về P&G hay thực ra công ty này làm gì.

Thương hiệu của người lãnh đạo

Điều gì tới trước? Giá trị của công ty hay giá trị của vị Giám đốc điều hành (CEO) đương nhiệm? Các giá trị của CEO sáng lập, không nghi ngờ gì, luôn phản ánh trong giá trị công ty. Nhưng các giá trị này được duy trì thế nào trong thế hệ CEO tiếp theo?

Kết nối các giá trị đáng tin cậy ngày càng trở nên khó khăn khi xuất hiện lãnh đạo mới và các thay đổi trong quản lý công ty. Luôn tồn tại quan hệ giữa thương hiệu, người lãnh đạo, và hoạt động kinh doanh bất kể đó là CEO của một công ty hàng đầu thế giới hay một doanh nghiệp tư nhân.

Mặc dù cảm nhận của chúng ta về một công ty có thể thay đổi thì vẫn có thể kết luận rằng sự năng động của CEOs có liên hệ trực tiếp tới hình ảnh công ty họ đại diện. CEO là một phần của vốn thương hiệu công ty- người lãnh đạo phản ánh công ty. Hành vi của CEO hình thành văn hoá trong công ty.

Giá trị của CEO phản ánh giá trị công ty hay đây là hai mặt của đồng xu? Bất kỳ sự mất liên kết nào cũng có thể dẫn tới sự thiếu tin tưởng, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn của công ty. Đa phần các CEO đều nhất quán và đáng tin cậy. Thương hiệu cá nhân và thương hiệu công ty gắn bó với nhau. Chính vì vậy, đôi khi chúng ta nhận thấy các CEO rất chú trọng tới việc họ được cộng đồng cảm nhận thế nào, nói cách khác, thương hiệu của họ ra sao.

Với các tác động mà một cá nhân có thể tạo ra với thương hiệu công ty, quá trình tuyển dụng và qui hoạch nhân lực liên tục có ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của công ty và từng con người trong công ty. Ở giai đoạn khởi đầu của một CEO, uy tín và những gì tạo dựng được trong một đội hay một công ty là các chỉ số tốt nhất để đánh giá giá trị và tầm nhìn họ có thể mang lại trong tương lai.

Tuân theo môt hiện tượng không chính thức nhưng tồn tại rất phổ biến rằng không một trường phái tư tưởng nào tồn tại và có giá trị tại mọi thời điểm, các chiến lược phát triển thương hiệu được đề cập tới đều có những hạn chế nhất định: điều kiện thị trường hiện tại, bản chất của hoạt động kinh doanh, đặc tính người tiêu dùng, môi trường kinh tế, xã hội…

Tổng hợp www.saga.vn

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183670

Nghệ thuật đặt tên Thương hiệu.

Tên công ty được ví là “tiếng kêu” nhằm lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng. Trong các hệ thống tìm kiếm, mỗi cái tên sẽ cố gắng để át tiếng kêu của những cái tên khác, bởi vì tất cả đều muốn được đứng cao hơn trong danh sách kết quả.
Khi việc đặt tên thương hiệu bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong kinh doanh, thì mỗi tên gọi đều cần tỏ ra mạnh mẽ, độc đáo, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, làm lay động giác quan người nghe/đọc, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm sắc lôi cuốn. Vì thế, bạn không bao giờ nên nghĩ đến việc sử dụng những cái tên phát âm quá phức tạp hay những cái tên mà lý trí khó chấp nhận. Tên thương hiệu cần phải xuất hiện bất ngờ trong suy nghĩ của người tiêu dùng, khi họ sắp ra những quyết định mua sắm, nếu không, cái tên đó hoàn toàn vô dụng.

Và khi đó, doanh số bán hàng của bạn sẽ chịu thiệt hại trực tiếp. Khi có một cái tên lạ tai, bạn lập tức nhận ra ngay, ví dụ như Sony, Panasonic, Telus, Celestica …và lý trí của bạn sẽ xem xét, phân tích chúng, cũng như xếp cho chúng một vị trí riêng biệt trong hàng loạt những thông điệp đơn điệu bình thường khác. Khi tên thương hiệu có tính chất bao quát với những từ như “tổng” hay “liên hiệp”, chẳng hạn như United Systems hay General Insurance, nó hay rơi vào khuynh hướng bị gạt bỏ và lãng quên. Các từ ngữ và khái niệm bạn vẫn sử dụng hàng ngày ít khi gây ra những phản ứng tích cực. Các con số cũng vậy – lý trí có khuynh hướng không ghi nhớ con số, những nét vạch chéo, gạch ngang, biểu đồ và một vài ký hiệu khác. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ những tên gọi hiếm, độc đáo, đơn giản nhưng phải đủ mạnh mẽ mới có cơ hội sống sót và trở thành huyền thoại.

Trong hoạt động kinh doanh, thông thường tên thương hiệu chỉ là một từ duy nhất. Nếu là 2 từ - sự thành công của nó không có gì đảm bảo. 3 từ - công ty khó mà tồn tại. 4 từ thì sao? Có lẽ bạn không nên lập công ty làm gì cả. Bên cạnh đó, nếu có hàng chục công ty khác cũng đang sử dụng chính những từ đó trong cùng lĩnh vực với bạn, thì tên công ty bạn sẽ chìm nghỉm giữa đám đông.

Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn: hãy đưa tên công ty bạn vào hệ thống tìm kiếm trực tuyến. Nếu kết quả là hàng trăm công ty khác đã sử dụng cái tên tương tự, thì tất cả công sức và tiền bạc mà bạn đổ vào quảng cáo đã trở nên vô nghĩa. Điều này cũng giải thích tại sao văn phòng của bạn luôn thưa thớt khách hàng, trang web của bạn ít người ghé thăm… Bạn đừng quên rằng một cái tên công ty chỉ được đánh giá là “tốt” khi nó có thể bắt chiếc máy tính tiền của bạn làm việc.

Hơn 1 ngàn dự án đã phải thất bại chỉ trong vòng một năm qua, trong đó có thể kể đến những cái tên như Kozmo, Gazoontite, Boo.com và Marchfirst. Chỉ riêng Marchfirst (vừa có nghĩa là “ngày 1 tháng 5”, vừa là “đi trước tiên”) thì lại chẳng dính dáng gì đến ngày tháng, cũng không phải là ngày khởi đầu hoạt động của công ty. Có lẽ điều này liên quan đến cái tên đã được đăng ký trước đó là Aprilfirst (ngày 1 tháng 4). Người tiêu dùng không hiểu chủ ý của cái tên, và sự đa nghĩa đó đã đẩy công ty đến chỗ phá sản. Vậy có thể không quá lời, nếu nói rằng cái tên đã chơi một vố đau, thậm chí trả thù, khi nó bị làm cho phức tạp, rối rắm không cần thiết.

Và dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu cho công ty mình:

“PAN” hay “PROPAL”? Cái tên công ty cần phải hướng đúng đến trọng tâm của lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang tham gia. Khách hàng tiềm năng có thể tìm đến các đối thủ cạnh tranh của bạn chỉ vì lý do là tên công ty bạn na ná tên hàng chục công ty khác. Hoặc giả cái tên của bạn rất khó nhớ, chỉ đơn giản vì khó đọc, viết cho chính xác, dẫn đến việc khó khăn trong khi đưa cái tên này vào hệ thống tìm kiếm. Ví dụ, enonymous.com - thay chữ “a” bằng “e”: khó nhớ và dễ nhầm; geotele.com – hay là bạn đang muốn tìm từ geotel? 2way.com – có quá nhiều cách viết; fastv.com – fas-tv hay fast-v? csonet.com – phát âm không thuận.

Sự đa nghĩa: Cái tên được lý giải theo những cách khác nhau trong các nhóm khách hàng khác nhau, mà hậu quả của nó sẽ là hình ảnh công ty bị lu mờ và méo mó một cách nghiêm trọng. Ví dụ, macsleep: đối với nhiều người, cái tên này có điều gì đó gợi nhớ đến McDonald’s; còn thinktankworldwide.com có nghĩa là gì? Ý nghĩa của B2E.com cũng không dễ đoán.

Cuộc khủng hoảng có tính chất tiến hóa: Khi cái tên đang sử dụng không thể hiện được nguồn gốc và ý tưởng mới, bạn sẽ nghĩ đến việc đưa ra một cái tên mới và bạn sẽ có thể rơi vào mớ bòng bong của những cái tên. Chẳng hạn, accipiter.com, mesomorphosis.com, CIT… thật tối nghĩa, còn efdex lại không phải là FedEx, eBreviate – thật kinh hoàng mỗi khi phải phát âm, i2 – nhiều cách viết, trong khi thông điệp lại thiếu rõ ràng.

Dạy dỗ mọi người: là khi bạn phải hướng dẫn người tiêu dùng đọc, viết và phát âm chính xác tên gọi của công ty bạn, giải thích xuất xứ của nó. Tuy nhiên, thay vì thúc đẩy kinh doanh, bạn lại dạy mọi người cách hành xử mỗi khi đối mặt với cái tên của bạn. Cách làm này không có tác dụng, ví dụ Gekko/Gyco, Atto/Auto, Clarity/Clarica. Hay equipp.com với chữ “p” dư thừa để làm gì? bellzinc.com là công ty điện thoại hay khai mỏ? eWanted.com – ai bị truy nã (wanted trong tiếng Anh nghĩa là “bị truy nã”), vì lý do gì?

Tính quốc tế: Liệu tên công ty bạn có gặp trở ngại khi dịch ra tiếng nước ngoài, có trở nên vô nghĩa, ngớ ngẩn hay mang nghĩa bất lịch sự không?. Ví dụ phocuswright.com – ai viết vậy? clickmango.com không được chấp nhận ở Thái Lan.

name.jpgChủ sở hữu: Nếu bạn không nắm vững các quy định về thương hiệu, hoặc bạn không có một tên miền mang ý nghĩa nghiêm túc, thì bạn có thể rơi vào những tình huống tệ hại. Tất cả công sức của bạn sẽ phải tập trung để giải thích, tạo ra sự khác biệt, và cuối cùng là bạn chỉ quảng cáo cho đối thủ của mình. snowball.com, living.com, thirsty.com, go.com, eve.com đều là sự đầu tư vô nghĩa cho việc đặt tên.

Thanh minh, biện hộ: Bạn không cần bắt buộc nhân viên thực hiện thêm một nhiệm vụ nữa là giải thích cái tên công ty, mỗi lần họ đưa danh thiếp cho ai đó. ebolavirus.com - loại virus này có lây lan không? wetnose.com - ồ, cám ơn, khách hàng sẽ tự xoay sở được mà không cần đến danh thiếp của bạn!

Để không phải rơi vào những tình huống dở khóc, dở cười, bạn hãy nhớ tuân thủ 3 “quy tắc vàng” là: không sao chép những cái tên nổi tiếng hay đang được chú ý, không thổi phồng ý nghĩa của cái tên và hãy đăng ký bảo hộ cho tên công ty mình. Việc tên công ty bạn có thể vươn ra toàn cầu được hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn có tuân thủ các quy định của việc đặt tên không.

Cho sản phẩm của mình một cái tên (branding) là việc giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức và phạm vi khác nhau, từ chiều dọc đến chiều ngang, từ trong ra ngoài và từ trí tuệ đến tinh thần, nhưng khi việc đặt tên liên quan đến quá trình đặt tên cho công ty (naming), thì tên sản phẩm dường như đứng ngoài cuộc. Việc đặt tên cho công ty có thể so sánh với một phép thuật, còn đặt tên thương hiệu là trò phù thủy. Nếu tên gọi của bạn có phép thuật, thì với một vài trò phù thủy, bạn có thể lôi kéo và thôi miên khán giả. Ngược lại, bạn sẽ bị bỏ qua với những màn trình diễn tầm thường.

www.SAGA.vn | awnguyen - bwportal

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183658

Hi sinh cái "ngon ăn" trước mắt vì cái lâu dài.

Nền kinh tế Việt Nam đã từ lâu rồi không còn ở trong tình trạng quẫn bách, nên không có lý do gì phải cố chạy theo chỉ tiêu định lượng tăng GDP. Phát triển chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Thoát khỏi nền kinh tế gia công phải là mục tiêu. - Ts. Vũ Quang Việt.
Phát triển chất lượng

Chúng ta biết là nền kinh tế gia công là nền kinh tế thâm dụng lao động, lương trả chỉ đủ sống ở mức tằn tiện, và ngày càng khó hơn vì lạm phát, người công nhân gần như không có tương lai trong một nền kinh tế gia công như thế. Các cuộc đình công liên tiếp xảy ra và ngày càng nhiều là minh chứng cho điều này.

Sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, cũng là dựa quanh, tận dụng chi tiêu rất lớn của nhà nước để xây dựng hạ tầng, và khai thác tài nguyên, tận dụng để lấy được quyền sử dụng đất. Trong thời gian qua, các DN này kiếm chác nguồn tài chính nước ngoài đổ vào do Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, trở thành những kẻ đầu cơ đất đai.

Nền kinh tế Việt Nam đã từ lâu không còn ở trong tình trạng quẫn bách, nên không có lý do gì phải cố chạy theo chỉ tiêu định lượng tăng GDP. Phát triển chất lượng phải được đặt lên hàng đầu, không thể đánh đổi môi trường cho chỉ tiêu GDP cao. Thoát khỏi nền kinh tế gia công phải là mục tiêu. Và những mục tiêu này cũng là vì sự ổn định lâu dài của nền kinh tế.

Đã đến lúc chiến lược phát triển phải là vì năng suất, vì chất lượng và vì việc làm có lương đủ sống.

Làm gì? Nhà nước nên tự rút khỏi các hoạt động kinh doanh, tập trung vào nhiệm vụ thực hiện nghiêm minh luật pháp về trả lương lao động, về bảo vệ môi trường, xây dựng hạ tầng cơ sở để phục vụ nông thôn, mở mang giáo dục có chất lượng ở nông thôn chứ không chỉ tập trung tiền của phục vụ một vài thành phố. Cần từ chối đầu tư nước ngoài chỉ có tính gia công, tạo ra các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư nước ngoài trong đó đặt nặng ký hơn cho các chỉ tiêu về sử dụng lao động có tay nghề, về chuyển giao công nghệ, về sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong nước, v.v.

“Hi sinh cái ngon trước mắt vì cái lâu dài”

Nhiều ý kiến cho rằng khủng hoảng hiện nay là cơ hội cải cách. Đúng vậy mà cũng không phải vậy.

Nó không phải là cơ hội, thậm chí nó đòi hỏi phải hy sinh cái ngon ăn trước mắt để chọn cái lâu dài. Nhưng vì đụng tường mà nó làm người ta tỉnh ra, để tự tra vấn và từ đó nhìn và đánh giá các đường hướng phát triển khác nhau để chọn lựa.

Đây tất nhiên không phải là tra vấn triết học, chỉ dựa vào suy luận chay, mà dựa vào nghiên cứu thận trọng nhiều phương án dựa vào thực tế, trao đổi rộng rãi để tìm ra điều cần làm.

Nếu chỉ vài người nghĩ cho mọi người, quyết định cái rụp thì tôi nghĩ là sẽ thất bại.

Qua đó, tôi nghĩ có thể rút ra được bài học sau về quản lý kinh tế.

Thứ nhất, sản xuất cái gì và đứng ra tổ chức sản xuất không phải là việc làm của Chính phủ. Đây là việc làm của doanh nghiệp.

Nên chấm dứt ngay việc tăng thêm số doanh nghiệp nhà nước, bằng cách để tập đoàn nhà nước tạo thêm ra các doanh nghiệp con, ngân hàng con, đầu tư tài chính và địa ốc con (mang tư cách tư nhân hay cổ phần), thực chất là để một số người tạo ra sân sau với rất nhiều lợi thế, để làm lợi cho chính mình, gia đình mình và những người quen biết, đặc biệt tận dụng quyền sử dụng đất.

Thứ hai, việc làm của Chính phủ (cơ quan hành pháp) ngoài trách nhiệm xây dựng hạ tầng cơ sở, thực hiện các dịch vụ công ích mà tư nhân không thể làm, quan trọng hơn cả là thực hiện một cách có hiệu lực và nghiêm chỉnh những luật lệ về kinh doanh và đời sống xã hội để mọi người tin tưởng phép nước.

Thứ ba, việc làm của Quốc hội là soạn luật, tu chỉnh luật nhằm đáp ứng với yêu cầu của xã hội và kiểm soát Chính phủ, đòi hỏi Chính phủ phải đem ra Quốc hội bàn thảo và bỏ phiếu lấy ý kiến về những gì mà Hiến pháp và luật pháp đã qui định là quyền và trách nhiệm của Quốc hội.

Nếu Chính phủ “đòi” làm mọi chuyện thì tất nhiên, “nuốt không trôi” mà lại còn không hoàn thành được trách nhiệm được giao, tức là giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo đảm việc thực hiện luật pháp và các giao kèo giữa doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với nhân dân.

Cũng cần nói thêm, việc trao quyền tự chủ cho địa phương như hiện nay, với mục đích làm cho hiệu lực chính quyền tăng lên, nhưng tôi sợ rằng sẽ ngày càng tạo nên các lãnh chúa địa phương, bởi vì ta quên đi một nguyên lý quan trọng là: có những việc hoàn toàn mang tính cách địa phương, nhưng có những việc mang tính đa địa phương và có những việc mang tầm quốc gia.

Một cái cảng dùng chung một dòng sông qua nhiều địa phương, hay cảng biển chở hàng hóa của nhiều địa phương, có thể gây ra bất lợi cho địa phương khác thì cái cảng đó không thể chỉ là của một địa phương, mà cần phải thông qua một ủy ban công quản đa địa phương. Một con đường cũng thế.

Nếu không có quan điểm đúng đắn về lợi ích đa địa phương thì phát triển sẽ dễ dẫn tới nguy cơ hỗn loạn.

Cải cách bây giờ, theo tôi chính là Chính phủ phải nghiêm chỉnh thực hiện tất cả những gì luật pháp đã viết, bảo vệ công lý cho mọi người dân để củng cố lòng tin của họ.

Có thể nói, phát triển chất lượng chính là mục tiêu của Đổi Mới 2. Mà Đổi mới 2 về cơ bản là thực hiện đúng những điều luật pháp định, đừng giành làm những gì thuộc nhiệm vụ và trách nhiệm của người khác.

* Ts. Vũ Quang Việt (tuanvietnam.net)

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183620

Quảng cáo kiểu… hàng hiệu



Quảng cáo của các thương hiệu có đẳng cấp thường ít lời minh họa. Sản phẩm xuất hiện ở những vị trí khiêm tốn nhưng hình ảnh luôn ấn tượng và thông điệp truyền tải rất rõ ràng.


Hình ảnh quảng cáo của những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới cho bộ sưu tập Xuân Hè 2009.











Burberry.










Louis Vuitton.










Gucci.










Lacoste.










Channel.










Prada.










Bvlgari.










Dior.










D&G.

Tâm Anh tổng hợp



ShowArticlebanner();


Posted in Marketing, PR Articles

Xem đầy đủ bài viết tại http://vietiep.wordpress.com/2009/04/25/qu%e1%ba%a3ng-cao-ki%e1%bb%83u-hang-hi%e1%bb%87u/

Balanced Scorecard - Công cụ đánh giá năng lực nhân viên.

Hiện thực hóa các mục tiêu bao quát như tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược của công ty thành công việc hàng ngày của nhân viên luôn là nỗi trăn trở của các chủ doanh nghiệp. Bởi đây không chỉ là việc phân quyền quản trị, mà còn là sự hòa hợp, gắn kết từng hoạt động ở phạm vi nhỏ với chiến lược chung của công ty.

Phương pháp “Balanced Scorecard” (Bảng đánh giá cân bằng) có thể giúp thực hiện điều này.Năm 1992, Robert Kaplan và David Norton, thuộc trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), lần đầu tiên giới thiệu bảng đánh giá cân bằng (Balanced Scorecard - BSC).
BSC là một phương pháp lập kế hoạch và đo lường hiệu quả công việc, với cùng nguyên tắc như các phương pháp quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives - MBO), định chi phí dựa vào hoạt động (Activity Based Costing - ABC) và quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM).

Một mô hình BSC cơ bản bao gồm các bảng đơn giản được chia ra thành bốn phần, gọi là “cách nhìn”, có tên tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ và học hỏi-phát triển. Việc thiết kế BSC đòi hỏi phải chọn được 5-6 thước đo tốt cho mỗi “cách nhìn”.

Cách nhìn tài chính sẽ xem xét việc triển khai và thực hiện chiến lược có đóng góp vào các cải thiện cơ bản cho công ty hay không. Các mục tiêu và thước đo tài chính gồm: gia tăng bán hàng, chinh phục nhiều khách hàng hơn, tăng trưởng doanh thu, hiệu quả đầu tư, hiệu quả vốn sử dụng…
Cách nhìn khách hàng xác định các giá trị sẽ áp dụng nhằm thỏa mãn khách hàng, do vậy làm tăng doanh thu. Các thước đo được chọn ở đây gồm có: giá trị phân phối đến khách hàng, chất lượng, hiệu quả, dịch vụ, chi phí…

Cách nhìn quy trình nội bộ tập trung vào quản lý hoạt động (sử dụng tài sản công ty hợp lý, quản lý chuỗi cung cấp), quản lý khách hàng (mở rộng và khai thác sâu mối quan hệ), đổi mới sản phẩm và dịch vụ, xác lập quan hệ tốt với đối tác bên ngoài…

Cách nhìn học hỏi - phát triển tập trung vào các kỹ năng nội bộ và khả năng hỗ trợ các quy trình nội bộ sinh ra giá trị. Cách nhìn này quan tâm đến vốn nhân lực, vốn thông tin và tổ chức của doanh nghiệp.
BSC tại Việt NamÔng Trương Chí Dũng, Giám đốc tư vấn Công ty Le & Associates, cho biết phần nhiều các công ty nhỏ ở Việt Nam chỉ dừng lại ở việc phân tích điểm mạnh-yếu trong hoạt động hàng năm, rồi đề ra chiến lược cho năm sau. Việc triển khai cụ thể công việc đến từng bộ phận thì vẫn còn nhiều lúng túng. Hơn nữa, các công ty nhỏ đa phần chỉ tập trung triển khai chiến lược về tài chính, doanh số chứ chưa chú trọng đến quy trình nội bộ hay con người.

“Tôi cho rằng nếu áp dụng BSC tại doanh nghiệp, họ sẽ lượng hóa được công việc cần thực hiện để hoàn tất mục tiêu trong năm. BSC còn giúp cân đối các chỉ tiêu trong chiến lược, như phần thâm hụt tài chính do chi phí bỏ ra đào tạo nhân viên sẽ không bị xem là sụt giảm lợi nhuận trong năm, bởi đã được BSC cân đối thành kết quả dài hạn cho mục tiêu phát triển”, ông Dũng nói.

BSC vẫn còn là phương pháp hoạch định chiến lược khá mới mẻ ở Việt Nam, bởi các công ty nhỏ trong nước vẫn chưa quen phân tích chiến lược phát triển dựa trên bốn cách nhìn của BSC. “Phổ biến vẫn là quan niệm xem nhân viên là nguồn nhân sự, tức chỉ cần quản lý sơ yếu lý lịch của họ, thay vì xem họ là nguồn nhân lực, tức tài nguyên của công ty”, ông Dũng nhận xét.

Vì thế, để BSC trở nên phổ biến hơn với các doanh nghiệp nhỏ, ông Dũng đề nghị tập trung đào tạo các trưởng bộ phận trong công ty về BSC, sau đó các trưởng bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ đào tạo nhân viên của mình về cách triển khai. Đây là cách cắt giảm chi phí thuê đào tạo bên ngoài, phù hợp với điều kiện nguồn nhân lực trong nước chưa được chuẩn về trình độ.

Bên cạnh đó, ông Dũng cho rằng với những doanh nghiệp lần đầu áp dụng BSC, không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ chi tiết theo đúng tiêu chuẩn của BSC. “Các chỉ tiêu chiến lược chung nên được cụ thể hóa dần theo từng năm, mỗi năm lại xem xét để thực hiện với chiều sâu hơn. Hoặc BSC được áp dụng theo kiểu cuốn chiếu đến từng bộ phận, phòng ban trong công ty. Chẳng hạn, trước đây chỉ các bộ phận sản xuất, kinh doanh mới có chỉ tiêu cụ thể, thì dần dần các bộ phận khác như hành chính, kế toán cũng sẽ được giao chỉ tiêu, để cùng góp sức giải bài toán chiến lược công ty đã được lượng hóa”, ông Dũng chia sẻ.
Liệu BSC có đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt đến một tầm vóc phát triển nào đó mới áp dụng được? Đã có ai thất bại khi áp dụng phương pháp này chưa? Trả lời những thắc mắc này, ông Dũng cho biết BSC có thể áp dụng ở công ty đã có quy trình nội bộ cơ bản, đội ngũ nhân viên và thị trường hoạt động ổn định.

“Họ đã có chiến lược và việc áp dụng BSC sẽ giúp đẩy nhanh chiến lược phát triển công ty, ngoài ra không cần phải có quy mô nhất định. Việc thất bại khi áp dụng phương pháp này sẽ xảy ra khi có người trong công ty chưa hiểu hết về BSC, hoặc công ty có hệ thống thông tin nội bộ không tốt”, ông Dũng giải thích thêm.
Câu chuyện SeareficoÔng Lê Tấn Phước, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kỹ nghệ lạnh Searefico, đã kể về quá trình áp dụng BSC tại công ty. Năm 2005, Searefico thực hiện việc tái cấu trúc và sang năm 2006 HĐQT của công ty, bắt đầu cho áp dụng thử nghiệm BSC ở cấp tổng giám đốc và các giám đốc bộ phận. Một năm sau đó, Searefico mới thật sự triển khai BSC xuống đến cấp trưởng phòng.

“Tôi thấy rất thoải mái vì việc giao chỉ tiêu kế hoạch đã trở nên cụ thể và có thể đo lường được mức độ thực hiện. Kết quả thực hiện được gắn với quỹ thưởng nên chế độ thưởng trở nên công bằng hơn. Khi cấp dưới tự kiểm soát được công việc của mình theo những mục tiêu, chỉ tiêu đã cam kết thì cấp trên sẽ bớt bận rộn”, ông Phước tâm sự.

Hiển nhiên, các công ty lớn trong nước từ lâu đã được làm quen với khá nhiều phương pháp giao chỉ tiêu kế hoạch, lượng hóa công việc cụ thể cho nhân viên nhưng theo ông Phước, ưu điểm của BSC là giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, vì làm cân bằng các mục tiêu phát triển.
“Chẳng hạn khi doanh nghiệp bỏ tiền ra để đào tạo nhân viên, nhằm chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, chỉ tiêu tài chính bị giảm điểm số nhưng sẽ được cân bằng lại ở chỉ tiêu học hỏi-phát triển. Theo cách tính điểm của BSC, chỉ tiêu tài chính cho thấy lợi nhuận trước mắt nhưng ba chỉ tiêu còn lại sẽ là lợi nhuận lâu dài”, ông Phước giải thích.

Việc ứng dụng BSC ở Searefico cũng đã trải qua không ít khó khăn. Theo ông Phước, có hai nguyên nhân chính khiến khó khăn xảy ra: việc không ăn khớp trong gắn kết giữa mục tiêu của các bộ phận và mục tiêu công ty; nhân viên chưa thông thuộc cách thực hiện.

“Các bộ phận đều hoàn thành chỉ tiêu nhưng ráp nối lại thì mục tiêu của công ty đề ra lại không đạt. Chúng tôi phải ngồi lại để thống nhất các chỉ tiêu cho từng bộ phận; đưa ra các yêu cầu chung; chia nhỏ chi phí, doanh thu, lợi nhuận cho từng phòng ban. Chẳng hạn, phòng hành chính thì chỉ tiêu về lợi nhuận có thể nhẹ hơn các phòng ban khác; có bộ phận tiết giảm được chi phí nhưng mục tiêu công việc không hoàn thành thì cũng không được tính điểm hoàn thành chỉ tiêu…”, ông Phước nói.

Ông Phước cho rằng phải thống nhất một công thức tính chỉ tiêu thì mới dẫn đến sự đồng nhất “thành tích” từ các phòng ban, từ đó mục tiêu chung của công ty mới đạt được. Bên cạnh đó, một cách tính BSC càng chi tiết từ tổng giám đốc xuống các giám đốc bộ phận, trưởng phòng ban, kết hợp với hành động cụ thể hàng tháng, hàng quí, tiến độ công việc triển khai và kiểm soát công việc triển khai thì càng mau có kết quả cụ thể. “Tất nhiên, những việc này cần được hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin, quản trị tốt của công ty”, ông Phước nói thêm.

Theo: TBKTSG

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183588

Balanced Scorecard - Động lực thúc đẩy việc thực thi chiến lược.

Nguồn: Mind Tool
Dịch bởi: Nguyễn Thị Diệu Linh
QTVN’s Translation team

Bạn có thể sẽ nghe được những lời phát biểu đại loại như “bạn chỉ đo lường được những gì bạn đạt được”. Đây là một thực tế trong nhiều lĩnh vực quản lý, nếu bạn đưa ra chỉ tiêu cho nhân viên, và đề ra những phần thưởng khi họ đạt được, thì họ sẽ cố gắng hết khả năng để đạt được chỉ tiêu đó.
Đây là điều rất có giá trị về mặt nguyên tắc, nhưng khi vận dụng vào thực tế lại rất phức tạp: ví dụ, khi nhìn vào bản báo cáo kết quả kinh doanh bạn có thể dễ dàng nhận xét và đo lường kết quả hoạt động thông qua những con số. Nhưng còn các vấn đế khác như sự thỏa mãn của nhân viên… thì bạn đo lường như thế nào? Và do đó phương pháp đo lường kết quả hoạt động thông qua tài chính thường rất được tín nhiệm. Và nhân viên của bạn sẽ giảm những công việc khác để tập trung mục tiêu tài chính đã đặt ra. (Ví dụ như bạn thiết lập mục tiêu doanh thu của các phòng ban trong công ty của bạn và đương nhiên mọi người phải chạy theo mục tiêu đó vì đó là phương pháp đo lường dễ thấy và thường sử dụng nhất để đánh giá năng lực hoạt động của nhân viên). Đây là một phần lý do giải thích tại sao mục tiêu cần được thiết lập liên tục.

Thực hiện một cách đồng bộ, điều này có nghĩa là doanh nghiệp thường tập trung nỗ lực để đạt được kết quả tài chính trong ngắn hạn, và chắc chắn là các vấn đề về xây dựng nền tảng của doanh nghiệp có thể không được quan tâm đúng mức.

Chính trong hoàn cảnh này khái niệm Balance Business Scorecard có một ý nghĩa rất quan trọng, nó như một công cụ cải tiến hoạt động trong toàn doanh nghiệp, một bộ phận hay một đội dự án. Balanced Scorecard hỗ trợ việc đo lường và cải tiến hoạt động theo phương pháp tích hợp....

Tổng quan lý thuyết

Balanced Scorecard được Robert Kaplan, trường Kinh doanh Havard và David Norton, sáng lập viên của công ty tư vấn CNTT khởi xướng vào những năm đầu của thập niên 1990. Hệ thống quản lý này đã được áp dụng cho nhiều tổ chức và nhiều ngành nghề và đạt được rất nhiều thành công to lớn.

Một bài viết trên Havard Business Review (Tờ báo dành cho các CEO hàng đầu thế giới) (“The Balanced Scorecard – hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động”, Havard Business Review, 1992) đã bắt đầu với một câu ngạn ngữ mà chúng tôi đã trích ở đầu bài viết này, “bạn chỉ đo lường được những gì bạn đạt được”. Cả một hệ thống Balanced Scorecard được xây dựng dựa trên tiền đề này.

Làm rõ thêm chi tiết vấn đề chúng ta vừa đề cập, thì chúng ta hãy xem xét những tập đoàn có lịch sử lâu đời đã sử dụng những phương pháp tài chính để đo lường thành quả của họ. Với cách tiếp cận sát sườn hơn về vấn đề này, chúng ta nhận thấy rằng không phải tất cả các quy trình kinh doanh hoặc tất cả các hoạt động đều tác động trực tiếp đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp cũng như các phương pháp đo lường tài chính khác như lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) hoặc thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS).

Ví dụ, nếu như bạn đặt mục tiêu giảm 5% chi phí hoạt động, bạn có thể đặt ra chỉ tiêu giới hạn những cuộc gọi hỗ trợ khác hàng tối đa là 5 phút – việc này làm tăng hiệu quả và trực tiếp giảm chi phí. Tuy nhiên, kết quả có thể làm giảm sự hài lòng của khách hàng và sẽ dẫn đến mất khách hàng, sụt giảm doanh thu và nhiều vấn đề khác. Điều này có nghĩa là mục tiêu tài chính quá chặc chẽ thực tế cũng có thể gây tổn hại đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy khi bạn đạt được mục tiêu về việc tiết giảm chi phí hoạt động cho bộ phận này thì có thể trở thành nguy cơ cho bộ phận khác.

Bằng việc nhận dạng những yếu tố chủ chốt góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp, Balanced Scorecard giới hạn việc đo lường trong phạm vi những vấn đề thực sự cốt lõi.

Vậy vấn đề gì là cốt lõi trong doanh nghiệp, Bộ phận nào? Nhóm khách hàng nào? Sản phẩm nào? Thị trường nào?…, cả phương pháp đo lường tài chính và phương pháp đo lường phi tài chính đều phải được xác định, thậm chí có thể phải xác định luôn cả những hoạt động phi tài chính ít ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sử dụng công cụ này như thế nào

Balanced Scorcard thực hiện xuyên suốt từ trên xuống dưới. Toàn bộ cơ cấu tổ chức xoay quanh quá trình thực thi chiến lược, và chiến lược phải được truyền đạt từ trên xuống: Nó sẽ được khởi xướng từ lãnh đạo của doanh nghiệp

Những bước sau sẽ hướng dẫn bạn với cương vị là một người lãnh đạo có trách nhiệm hoạch định chiến lược và tầm nhìn cho doanh nghiệp. Từ đó, Balanced Scorecard có thể được thực hiện như sau:

Bước 1: Hướng dẫn việc thực hiện

Bắt đầu với việc thực thi chiến lược. Phải mất một thời gian cần thiết để đảm bảo chiến lược được hiểu thông suốt, được nghiên cứu và được thử nghiệm (việc này thường mất nhiều thời gian cho khâu phân tích và xem xét tỉ mỉ). Những vấn đề khác căn cứ trên chiến lược này phải có cơ sở và được xem xét thấu đáo

Bước 2: Chuẩn bị cho sự thay đổi

Một khi bạn đã quyết định áp dụng theo Balanced Scorecard, bạn sẽ cần phải lên kế hoạch chuẩn bị xây dựng một nhóm hỗ trợ và truyền đạt quy trình thực hiện Balanced Scorecard, công việc này sẽ chiếm nhiều thời gian của tất cả các cấp quản lý.

Hơn thế nữa, bạn sẽ cần một “hệ thống” tiêu chí để làm cơ sở đánh giá, nếu bạn muốn thành công với việc đánh giá thành tích công tác của nhân viên. Hệ thống này cần phải được xây dựng chặt chẽ và kết hợp tất cả những vấn đề liên quan.

Bước 3: Phát triển phương pháp đo lường thành quả hoạt động

Sử dụng toàn bộ chiến lược như một sự hướng dẫn, xác định những vấn đề cốt lõi cần định hướng cho mỗi phạm vi hoạt động, thiết lập các mục tiêu liên quan và sau đó đề xuất các phương pháp đo lường thành quả hoạt động

Sơ đồ 1: Triển khai Balanced Scorecard


Phạm vi thực hiện:

• Viễn cảnh tài chính: bao gồm các chỉ tiêu đo lường tài chính truyền thống có thể đo lường hướng đến việc đạt được mục tiêu chiến lược, đem lại thông tin tài chính mong đợi cho các bên liên quan.

• Viễn cảnh khách hàng: ở đây, bạn thiết lập những mục tiêu có liên quan đến nhận thức của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Có thể bao gồm những tiêu chí đánh giá như: mức độ thõa mãn của khách hàng, số lượng khách hàng tiềm năng hoặc khả năng xâm nhập thị trường.

• Viễn cảnh các quy trình kinh doanh: ở phạm vi này bạn sẽ nhận thấy những quy trình kinh doanh chính của doanh nghiệp như sản xuất, phân phối hoặc bán hàng và sau đó thiết lập các mục tiêu liên quan như: chất lượng, thời gian/ hiệu quả, và tiết giảm chi phí. Và tại đây, bạn sẽ tìm ra những phương pháp để cải tiến các chức năng và hệ thống nội bộ cho doanh nghiệp.

• Viễn cảnh nghiên cứu và đổi mới: Kiểm tra những tiêu chí đánh giá liên quan đến vấn đề phát triển nghề nghiệp của nhân viên, tinh thần gắn bó với doanh nghiệp và cơ hội trau dồi kỹ năng. Bạn cũng có thể xem xét những tiêu chí cho việc nghiên cứu và phát triển. Điều cần tập trung ở đây là nhận biết được các vấn đề cần tiếp tục cải tiến và giữ gìn những giá trị được tạo ra bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực trong tổ chức.

Bước 4: Đảm bảo các phương pháp đo lường được truyền đạt thông suốt trong tổ chức

Đạt được tầm nhìn cần phải có sự cam kết thực hiện của toàn thể doanh nghiệp. Điều này có nghĩa ban lãnh đạo cần phải phát triển nhiều loại báo cáo phù hợp để có thể nắm bắt, kiểm soát, điều chỉnh việc thực thi chiến lược một cách nhanh chóng nhất. Hơn nữa, bạn cần phải lập các hệ thống cần thiết để thu thập thông tin về việc thực hiện.
Tất cả những điều này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian: hãy chắc chắn rằng bạn dành nhiều thời gian thực hiện việc này và hãy giữ một sự sáng suốt tinh tường trong suốt quá trình truyền đạt chiến lược.

Bước 5: Chủ động lên kế hoạch

Một khi bạn đã có mục đích và chỉ tiêu cụ thể, bạn hãy chủ động lên kế hoạch những việc cần thực hiện để đạt được chúng. Hãy đảm bảo những thành viên trong nhóm của bạn hiểu rõ để họ có thể hoàn thành kế hoạch.

Bước 6: Theo dõi và đánh giá

Trong thời gian đầu bạn áp dụng Balance Scorecard, có khả năng những hành vi bất thường sẽ xảy ra. Có lẽ những tiêu chí đánh giá cụ thể bị hiểu sai, hoặc triển khai không chính xác bởi ý tưởng được truyền đạt thông qua nhiều cấp quản lý. Hơn nữa, các quy trình đánh giá có thể không phù hợp hoặc cho kết quả không chính xác.

Chú ý vấn đề ban hành, giám sát và điều chỉnh việc thực hiện phải hết sức chặt chẽ. Và nếu thang điểm bị nhầm lẫn ở đâu thì phải điều chỉnh ở đó ngay lập tức.

Lời khuyên:

Khái niệm Balance Business Scorecard là một trong những khái niệm quản lý con người quan trọng để thực hiện mục tiêu của tổ chức.

“Balance” có được nhờ vào sự liên kết giữa những tiêu chí đo lường thành quả tài chính với việc thực hiện với khách hàng, với các quy trình kinh doanh nội bộ, đổi mới và học hỏi: nếu chỉ duy nhất có phương pháp đo lường thành quả tài chính thì sẽ không đảm bảo việc đánh giá được thực hiện thành công và cũng không có bất kỳ phương pháp đánh giá thành quả nào khác có thể tiến hành một cách riêng biệt được.

Balanced Scorecard chỉ là: Sự cân bằng, khi nó chưa thể là phương pháp đo lường “chính xác” chiến lược của bạn, giúp bạn giám sát và đo lường tất cả quá trình thực thi chiến lược.

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183581

QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG BALANCED SCORECARD.

Ông Cao Hoàng Long
Trưởng phòng Tư vấn Chất lượng - VPC

Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt và xu thế hội nhập hiện nay, các tổ chức phải đối mặt với rất nhiều rào cản trong việc phát triển các hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động. Điều mà doanh nghiệp cần hiện nay là một hệ thống mà có thể cân bằng tính chính xác của các chỉ số tài chính đã có trong quá khứ và định hướng về hiệu quả trong tương lai. Đồng thời, hệ thống này cũng sẽ hỗ trợ tổ chức trong việc áp dụng các chiến lược khác nhau. Thẻ cân bằng điểm (The Balanced Scorecard - BSC) là công cụ có thể giúp giải quyết
cả hai vấn đề trên.

Vậy Balanced Scorecard là gì?......


Chúng ta có thể mô tả BSC như là những nỗ lực hệ thống đầu tiên nhằm thiết kế một hệ thống đo lường hiệu quả. Hệ thống này chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu cụ thể, phép đo và những chỉ tiêu rõ ràng. Những phép đo của BSC thể hiện sự cân bằng giữa bốn khía cạnh: Tài chính, khách hàng, quá trình nội bộ và học hỏi, phát triển. Các phép đo được lựa chọn sử dụng cho thẻ điểm là công cụ dành cho người lãnh đạo sử dụng để truyền đạt tới người lao động và các bên liên quan những định hướng về kết quả và hiệu quả hoạt động mà qua đó tổ chức sẽ đạt được những mục tiêu chiến lược của mình. Có thể nói, về cơ bản công cụ này cùng một lúc là 03 hệ thống: Hệ thống đo lường, hệ thống quản lý chiến lược và công cụ trao đổi thông tin:



BSC là một hệ thống đo lường:

Rất nhiều tổ chức đã cố gắng truyền đạt những viễn cảnh và quán triệt các chiến lược, nhưng thường không liên kết được các hoạt động của người lao động với định hướng chiến lược của tổ chức. BSC cho phép tổ chức làm rõ những viễn cảnh và chiến lược của tổ chức bằng cách đưa ra một khuôn khổ mới. Khuôn khổ này cho thấy toàn bộ chiến lược của tổ chức thông qua các mục tiêu và các phép đo đã được chọn. Thay vì tập trung vào việc kiểm soát các yếu tố tài chính, BSC sử dụng các phép đo như là ngôn ngữ mới để mô tả các yếu tố chính để đạt được chiến lược. Việc sử dụng các phép đo như thế nào rất quan trọng đối với việc đạt được chiến lược. Các mục tiêu đo lường được có ý nghĩa rất quan trọng để biến chiến lược thành hiện thực. BSC vẫn duy trì các phép đo tài chính, nhưng bổ sung thêm 3 khía cạnh rất rõ ràng khác nữa: Khách hàng, các quá trình nội bộ và học hỏi và phát triển. Đến đây, xin giới thiệu với các Bạn về từng Khía cạnh của BSC.



Khía cạnh khách hàng

Khi lựa chọn những phép đo đối với Khía cạnh về Khách hàng để làm BSC, các tổ chức phải trả lời hai câu hỏi quan trọng: Ai là khách hàng mục tiêu của tổ chức, và cái gì thực sự là giá trị mà chúng ta phục vụ khách hàng? Tuy nhiên, 2 câu hỏi này đặt ra không ít thách thức cho các tổ chức. Đa số các tổ chức sẽ tuyên bố rằng hiện nay họ đang có những khách hàng mục tiêu, và các hoạt động của họ cho thấy chiến lược của họ là “ Mọi thứ cho mọi khách hàng”. Thực tế cho chúng ta thấy rằng thiếu đi những trọng tâm sẽ làm giảm khả năng của tổ chức trong việc tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Việc xác định những giá trị thích hợp để phục vụ khách hàng cũng gây ra không ít thách thức đối với đa số tổ chức. Khía cạnh về khách hàng ngày nay thường sử dụng các phép đo như: Sự thỏa mãn của khách hàng, lòng trung thành của khách hàng, thị phần và số lượng khách hàng mới. Cũng không kém phần quan trọng, tổ chức phải phát triển định hướng hiệu quả để thực hiện cải tiến những chỉ số “trễ” để có được thành công về Khía cạnh về khách hàng.

Khía cạnh các quá trình nội bộ:

Đối với Khía cạnh về khách hàng của thẻ cân bằng điểm (BSC), chúng ta phải xác định các quá trình chính của tổ chức cần thực hiện để thường xuyên gia tăng giá trị cho khách hàng và cuối cùng là các cổ đông. Nhiệm vụ của chúng ta trong khía cạnh này là xác định những quá trình chính và phát triển các phép đo tốt nhất. Để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng các tổ chức hoàn toàn có thể xác những quá trình nội bộ mới, chứ không chỉ tập trung nỗ lực vào việc thực hiện những cải tiến nhỏ đối với những quá trình hiện tại của tổ chức. Phát triển sản phẩm, các quá trình chế tạo, sản xuất, giao hàng và các hoạt động sau bán hàng có thể được xem đến trong Khía cạnh này.

Khía cạnh học hỏi và phát triển:

Các tổ chức mong muốn đạt được những kết quả tốt nhất cho Khía cạnh các quá trình nội bộ, khách hàng. Vậy những kết quả đó từ đâu mà có? Những phép đo trong Khía cạnh học hỏi và phát triển để thực hiện BSC thực sự là những hỗ trợ cho việc đạt được kết quả ở những Khía cạnh khác. Về bản chất, những phép đo này là nền tảng để xây dựng nên “ngôi nhà Balance Scorecard ”. Khi mà các tổ chức xác định những phép đo và những sáng kiến trong Khía cạnh khách hàng và các quá trình nội bộ, Tổ chức có thể sẽ thấy ngay những khoảng cách giữa tình trạng hiện tại của tổ chức và những mức độ cần thiết để có thể đạt được mục tiêu về những yếu tố nền tảng như : kỹ năng của người lao động, hệ thống thông tin……. Những phép đo mà các tổ chức xác định trong Khía cạnh này sẽ giúp lấp đầy những khoảng cách đó và đảm bảo hiệu quả bền vững trong tương lai.

Khía cạnh tài chính:

Các phép đo tài chính là yếu tố rất quan trọng của BSC, đặc biệt trong thế giới mà ai cũng quan tâm đến lợi nhuận như hiện nay. Các phép đo ở Khía cạnh này cho chúng ta biết chiến lược có được thực hiện để đạt được các kết quả cuối cùng hay không. Chúng ta có thể tập trung toàn bộ nỗ lực và khả năng của chúng ta vào việc cải tiến sự thỏa mãn của khách hàng, chất lượng, giao hàng đúng hạn hoặc hàng loạt vấn đề khác nhưng nếu không chỉ ra những tác động tích cực đến chỉ số tài chính của tổ chức thì những nỗ lực của chúng ta cũng bị giảm bớt giá trị. Thông thường chúng ta quan tâm tới các chỉ số truyền thống như: lợi nhuận, tăng doanh thu, và các giá trị kinh tế khác.

Balanced Scorecard là hệ thống quản lý chiến lược

Đối với rất nhiều tổ chức BSC có xuất sứ từ một công cụ đo lường mà Kaplan và Norton mô tả như là “Hệ thống quản lý chiến lược”. Mục đích ban đầu của hệ thống thẻ điểm (Scorecard) nhằm cân bằng các chỉ số tài chính với định hướng giá trị trong tương lai của công ty, nhưng ngày càng nhiều tổ chức thử nghiệm khái niệm này như là các công cụ để gắn kết các hoạt động ngắn hạn với chiến lược của công ty. Thực hiện theo cách này, BSC làm giảm đi được rất nhiều vấn đề liên quan đến việc áp dụng chiến lược một cách hiệu quả mà chúng ta đã đề cập ở trên.

Vượt qua rào cản định hướng bằng cách giải thích các chiến lược: BSC được đưa ra với lý tưởng là chia sẻ những hiểu biết và chuyển chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu, phép đo và những chỉ tiêu cụ thể và thể hiện trong mỗi Khía cạnhcủa BSC. Việc Giải thích định hướng chiến lược yêu cầu nhóm thực hiện phải xác định cụ thể những gì còn mơ hồ trong định hướng chiến lược của tổ chức.

Phổ biến và truyền đạt Thẻ điểm để vượt qua rào cản về con người: Phổ biến và truyền đạt thẻ cân bằng điểm có nghĩa là đưa chúng đến mọi bộ phận phòng ban của tổ chức và tạo cho người lao động có cơ hội liên hệ giữa công việc hàng ngày của họ với chiến lược của tổ chức. Mọi cấp độ của tổ chức sẽ nhận ra các hoạt động tạo giá trị của họ thông qua mối liên hệ giữa việc triển khai những thẻ điểm của họ với các mục tiêu của cấp cao hơn.

Bằng cách phổ biến và truyền đạt, công ty sẽ tạo ra một luồng thông tin ngược từ dưới xưởng tới ban lãnh đạo điều hành. Một số tổ chức thực hiện phổ biến và truyền đạt từ trên xuống tới cấp cá nhân người lao động. Các cá nhân này sẽ phát triển BSC, trong đó xác định sự đóng góp của cá nhân họ cho cả nhóm nhằm giúp đạt được mục tiêu tổng thể.

Chiến lược cung cấp nguồn lực để vượt qua rào cản về nguồn lực: Khi bàn về rào cản này, hầu hết các công ty đều có quá trình hoạch định chiến lược và hoạch định ngân sách riêng biệt. Xây dựng thẻ cân bằng điểm (Balanced Scorecard) cung cấp cơ hội rất tốt để gắn kết các quá trình quan trọng này với nhau. Khi đưa ra Balanced Scorecard, các tổ chức không chỉ nghĩ về những mục tiêu chung, chỉ số đo lường, từng chỉ tiêu cụ thể cho bốn khía cạnh mà còn phải xem xét một cách cẩn thận các ý tưởng và kế hoạch hành động sẽ phục vụ cho các mục tiêu của thẻ điểm. Nếu chúng ta đưa ra mục tiêu dài hạn cho các chỉ số đo lường, chúng ta có thể thấy những bước phát triển trên suốt chặng đường đi đến thành công.

Nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để đạt được các mục tiêu của thẻ điểm phải thực sự tạo nền tảng cho việc xây dựng quá trình dự toán ngân sách hàng năm. Tiết kiệm nguồn lực rõ ràng là rất tốt, nhưng một điều quan trọng - phải truyền đạt cho mọi người trong tổ chức biết các chỉ số quan trọng và các bước thực hiện để đạt được mục tiêu này.

Chiến lược học hỏi để khắc phục rào cản về quản lý: Ngày nay chúng ta phải đối mặt với sự thay đổi rất nhanh của môi trường kinh doanh, do đó các tổ chức cần làm nhiều hơn là chỉ phân tích những biến động thực tế về các chỉ số tài chính để ra quyết định chiến lược. BSC cung cấp các yếu tố cần thiết để thoát khỏi tình trạng này và đưa ra mô hình mới trong đó các kết quả của thẻ điểm trở thành yếu tố đầu vào cho việc xem xét, đặt vấn đề và nghiên cứu về chiến lược.

Balanced Scorecard là công cụ trao đổi thông tin

Sức mạnh của thẻ cân bằng điểm trong việc biến chiến lược thành những hành động và đưa ra thông điệp cho người lao động - đó là những gì có thể gọi là trao đổi thông tin. Vậy tại sao lại coi Balanced Scorecard là công cụ trao đổi thông tin? Có lẽ vì nó rất đơn giản và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống. Xây dựng thẻ điểm một cách rõ ràng, mô tả được chiến lược không mơ hồ và phải trực quan, mục tiêu phải rõ ràng và phải lựa chọn các chỉ số đo lường.

Chia sẻ kết quả của thẻ cân bằng điểm trong tổ chức giúp người lao động có cơ hội thảo luận về những giả định trong chiến lược, học hỏi và rút kinh nghiệm từ những kết quả không mong muốn, trao đổi về những thay đổi cần thiết trong tương lai. Một tổ chức ở nước ngoài đã tiến hành khảo sát nhân viên trước và sau khi xây dựng Balanced Scorecard. Trước khi thực hiện dưới 50% người lao động nhận thức và hiểu về chiến lược của tổ chức. Một năm sau khi thực hiện Balanced Scorecard con số này đã tăng lên 87%. Nếu Bạn tin tưởng vào việc phổ biến rộng rãi thông tin tới người lao động, hãy thử cái mà một số người gọi là “ cuốn sách quản lý mở”. Cá nhân tôi tin tưởng rằng, sẽ không có công cụ nào tốt hơn BSC giúp các Bạn như là “cuốn sách mở” đó./.

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183557

13 bí quyết quản lý sự thay đổi.

Dennis Sparks - Giám đốc điều hành Hội đồng Phát triển nhân viên quốc gia tiết lộ 13 bí quyết quản lý quá trình thay đổi (Sparks, 1993). Chi tiết như sau:
1. Truyền đạt các kiến thức về sự thay đổi cho mọi thành viên, từ lãnh đạo chủ chốt đến nhân viên.

2. Sử dụng một “phương pháp hệ thống” nhằm bảo đảm không bỏ qua bất kỳ một khía cạnh nào liên quan đến tổ chức/ công ty trong quá trình lập kế hoạch và thực thi những sự thay đổi...

3. Áp dụng phương pháp nhóm trong đó bao gồm những cá nhân có liên quan đến quá trình thay đổi.

4. Chia quyền cho các cá nhân nhằm khuyến khích họ nỗ lực hơn nữa thực thi sự thay đổi.

5. Lập kế hoạch, đồng thời “bám sát kế hoạch đã lập ra”. Thực thi kế hoạch, nhưng cần nhận thức được rằng các kế hoạch đã đặt ra phải thích nghi được với sự thay đổi.

6. Cần hiểu rõ sự khác biệt giữa một bên là lập kế hoạch cho sự thay đổi và một bên là nhu cầu cần thiết có sự tham gia của mọi cá nhân trong việc thực thi các kế hoạch mới. Mặc dù vấn đề thu hút các cá nhân tham gia vào quá trình thay đổi là tương đối khó khăn. Nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều thời gian và công sức để thuyết phục những cá nhân vốn đã mất hết sự quan tâm và mục tiêu phấn đấu trong công việc.

7. Đảm bảo cung cấp đầy đủ cán bộ truyền đạt những quan điểm về sự thay đổi cho các cá nhân có liên quan đến sự thay đổi đó.

8. Lựa chọn phương pháp truyền đạt tiên tiến dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã tiến hành. Đồng thời, cần xem xét lại các phương pháp vốn đã từng được nghiên cứu và ứng dụng để có thể thu được kết quả tốt nhất với phương pháp mới.

9. Nhận thức rằng thay đổi chỉ có thể xảy ra bởi con người. Do vậy, cần lưu ý đến những tác động liên quan đến tinh thần, tình cảm của người lãnh đạo cũng như các cá nhân có liên quan tới quá trình thay đổi. Nắm bắt được các trở ngại trong quá trình thực thi sự thay đổi và tìm ra biện pháp giải quyết nhằm tháo gỡ các khó khăn đó.

10. Cần chuẩn bị kỹ các công việc cần thiết để có thể thực hiện thành công sự thay đổi. Lưu ý rằng hầu hết các sự thay đổi thường bắt đầu bằng những khó khăn và thất bại tạm thời. Rồi sau đó, thành công mới dần dần xuất hiện.

11. Tạo điều kiện để lãnh đạo và các cá nhân khác nắm bắt được một “sự hiểu biết thông tuệ” (intellectual understanding). Mặc dù vấn đề đánh giá các kết quả đạt được là rất quan trọng, chúng ta cũng đừng quên nắm vững các kiến thức về chức năng và ý nghĩa căn bản của những phương pháp thực thi.

12. Tìm ra các “cách thức chuyển đổi linh động” và những cá nhân thành công trong việc thực thi sự thay đổi - những người quan tâm đến việc tạo ra những thay đổi đáng kể trong thực tế.

13. Phải có một chiến lược lâu dài, nhận thức được rằng để thực hiện những sự thay đổi đó cần phải mất nhiều thời gian. Không nên đốt cháy giai đoạn.

Tác giả: Dennis Sparks
Translator: Lê Minh Vương
QTVN's Translation team

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183522

Thắp lửa cho những thay đổi trong công ty.

"Những người có thể tạo ra cuộc cách mạng bằng sự thay đổi là bất kỳ một nhân viên có quan điểm cấp tiến nào đó trong công ty"

Trong công việc của mình, tôi nhận thấy những công ty háo hức xây dựng các chiến lược quan hệ xã hội thường cảm thấy khó khăn với quá trình bắt đầu việc này như thế nào.

Để tồn tại và phát triển, công ty của bạn phải luôn luôn đổi mới. Nhưng để tạo ra những người lãnh đạo dẫn dắt cuộc đổi mới lại không phải là điều dễ dàng. Đó có thể là nhân vật nào trong công ty? Hi vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ tìm ra được nhà cách mạng lỗi lạc cho công ty của mình...

Một trong những biện pháp chính mà chúng tôi gợi ý trong cuốn sách Groundswell là nên tìm ra được một ngọn lửa, một người đi đầu, một người tuyên truyền trong công ty của bạn - người kiên nhẫn và say mê nhất trong việc tạo dựng quan hệ bền vững với các khách hàng hoặc nhân viên của công ty mình.

Có lẽ bạn đã biết ai là tuýp người như thế trong công ty mình. Đó có thể là một nhân viên kỹ thuật khoe rằng cô ấy đã biết dùng blog từ năm 1999 hay một người phụ trách quan hệ công chúng thích trao đổi với khách hàng qua những diễn đàn ngoài công ty. Người này cũng có thể là “cái gai trước mắt” của các nhà quản lý trong công ty, người thường kích động các khách hàng không được chú ý đúng mức (những khách hàng đang phải chịu một vài bất công do cách quản lý “cố tình không hiểu” của người điều hành công ty).

Như Shel Israel và Robert Scoble đã thể hiện rất hay trong The Naked Conversations (TD: Những cuộc trò chuyện trần trụi), những nguời có quan điểm cấp tiến này thường là những người thúc đẩy sự thay đổi gần tới mức tạo nên điểm đột phá cho doanh nghiệp.

Như vậy, đã đến lúc thúc đẩy những người có quan điểm cấp tiến này chuyển sang những người tạo nên sự thay đổi “cách mạng”. Tôi xin giải thích quan điểm này bằng cách kể một câu chuyện về hai người đều có tên là Thomas – đó là Thomas Painevà Thomas Jefferson.

Thomas Paine viết Common Sense (TD: Giác quan chung) vào năm 1776, cổ suý cho nền độc lập của nước Mỹ, thoát khỏi Anh và đánh thức sự hăng hái giành độc lập của một nước thuộc địa. Ông là ngọn lửa soi đường cho cuộc Cách mạng tại Mỹ.

Nhưng Paine không bao giờ thực sự dừng lại để ổn định. Sau khi Cách mạng Mỹ kết thúc, ông lại đến với nước Pháp và cuộc cách mạng ở đây, bị tống vào tù và suýt nữa bị trục xuất.

Những người Mỹ lỗi lạc đã can thiệp và ông đã được thả để quay về nước. Trở về nhà, ông tìm cách xoay xở để có thể giữ một vai trò nào đó, nhưng cuộc cách mạng đã kết thúc.

Ông là một người sống không có động cơ kiên định và khi chết, chỉ có sáu người tham dự đám tang của ông. Cáo phó của ông viết: “Paine đã sống lâu, làm một số việc có ích và nhiều việc có hại”. Như vậy, Paine đã từng là một người có quan điểm cấp tiến, vận động cho tự do và dám thách thức chính quyền cho mục tiêu đó.

Ngược lại với Pain, Thomas Jefferson lại là một nhà cách mạng. Tuy cũng là một nhà văn kiêm một học giả như Paine, song Jefferson được chọn để viết Declaration of Independence (Tuyên Ngôn Độc Lập). Tuy nhiên, không chỉ kỹ năng viết mà còn do khả năng xây dựng thoả hiệp và đồng thuận đã mang lại cho ông công việc đó.

Trong suốt mùa hè nóng bức của năm 1776, Jefferson đã làm việc với Quốc Hội thuộc địa để soạn thảo bản Tuyên ngôn. Ông đã mất rất nhiều thời gian, công sức để tạo ra một khuôn khổ thống nhất và các tiến trình có thể tạo ra một cuộc cách mạng.

Ông liên tục củng cố mối quan hệ với các thành viên của Quốc hội và đưa các vấn đề ra thảo luận để dẫn tới việc ký bản Tuyên ngôn. Đã từng có những lo sợ về hậu quả của cuộc cách mạng, nhưng những người sáng lập nước Mỹ (Founding Fathers) đã dựa vào nhau để đứng vững. Jefferson đã tiếp tục tham gia trong cuộc cách mạng này và trở thành Thống đốc bang Virginia, sau này là Tổng thống thứ ba của nước Mỹ

Tôi kể những câu chuyện này, bởi các công ty đang trong thời kỳ của một cuộc cách mạng xã hội, cụ thể đó là cuộc cách mạng được dẫn dắt bởi các khách hàng và nhân viên của họ.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Các công ty sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào, quan trọng hơn, làm cách nào họ có thể tận dụng triệt để sức mạnh của những người cấp tiến và biến họ trở thành những nhà cách mạng, những người có thể dẫn dắt, làm nên những thay đổi tích cực và lâu dài cho công ty?

Dưới đây là ý chính trong bài phát biểu của tôi tại SXSW tuần trước (có slide kèm theo). Tôi tin rằng:

Tạo ra được một người lãnh đạo dẫn dắt cuộc cách mạng đòi hỏi một khuôn khổ và quá trình tốt.

The POST là phương pháp giúp bạn có thể cập nhật tin tức (không hạn chế lượng dữ liệu) trên một server nào đó. The POST được thực hiện dưới hình thức kêu gọi mọi người cập nhật thông tin cho server, hy vọng tạo ra sự thay đổi so với những dữ liệu sẵn có trên server. Kết quả của việc này là hệ thống dữ liệu sẽ được bổ sung hoàn thiện hơn so với lần đầu đăng tải.


Phương pháp POST cung cấp một số cơ sở cho khuôn khổ và quá trình đó. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để lên kế hoạch và làm xuất phát điểm cho các thay đổi có tính cách mạng của công ty mình.

Các công ty cần biết rằng những giám đốc điều hành cần phải tham gia vào quá trình như thế nào và họ cần biết mục tiêu là gì. Sau đó, bạn nên để họ tự làm công việc của mình - hãy lui vào hậu trường và quan sát cách họ tạo nên cuộc cách mạng và làm thay đổi công ty của bạn.

Đó chính là những gì đã xảy ra ở Dell, một điểm nhấn trong nghiên cứu trường hợp của tôi đã nêu ra trong Groundswell. Lionel Menchaca (Giám đốc truyền thông kỹ thuật số của Dell) quả là một “cơn bão hoàn hảo" dẫn dắt quá trình biến đổi tại Dell.

Ông vốn xuất thân là dân kỹ thuật và đã thực hiện một chương trình quan hệ công chúng cho phép kiểm nghiệm sản phẩm. Trong quá trình thực hiện chương trình PR đó, ông đã có cơ hội làm việc với tất cả các cấp quản lý chủ chốt của Dell.

Kết quả: Ông biết rõ tất cả các giám đốc sản phẩm của Dell, và họ đều tin cậy và kính trọng ông. Vì thế, vào tháng 02/2006, ông được chỉ định phụ trách nhóm xây dựng blog, sau này blog của Dell đã được giới thiệu vào tháng 07/2006. Trong suốt quá trình đó, Lionel đã được Bob Pearson, quản lý cấp trên của mình hỗ trợ cũng như nhận được sự hỗ trợ của chính Michael Dell.

Điều khiến Lionel trở nên đặc biệt chính là lòng đam mê với công việc của ông và khả năng phát triển những mối quan hệ với khách hàng của công ty Dell. Nhưng điều khiến ông trở thành một nhà cách mạng thực sự là ông có khả năng biến những đam mê và các kỹ năng của mình thành những thay đổi.

Bí mật của Lionel là ông sử dụng các mối quan hệ với những nhà quản lý và thuyết phục họ viết những bài trên blog quảng bá cho sản phẩm. Sau đó, duy trì để họ luôn háo hức đọc và trả lời những comment về các bài viết đó. Và rồi, họ sẽ muốn quan sát các cuộc thảo luận ở những phần khác trong trang web. Cứ như vậy, Lionel kiên nhẫn tiến hành cuộc cách mạng của mình với từng người quản lý, từng sản phẩm của công ty.

Dưới đây là những câu hỏi của tôi:

Trước hết, đối với các công ty: Bạn làm cách nào để phát hiện và phát huy khả năng của những nhà cách mạng tiềm năng trong công ty? Hãy tin tôi, những nhà cách mạng tiềm năng luôn luôn ở đó và số lượng ngày càng tăng. Có ba điều căn bản:

Xác định “khuôn khổ” (các chính sách công ty, sự minh bạch về pháp lý…) mà bạn cho phép họ có thể đưa ra quyết định và hành động.
Hãy làm cho họ cảm thấy an tâm hơn khi thử nghiệm một điều gì đó mới và dám chấp nhận thất bại.
Hãy làm cho họ cảm thấy thoải mái, ngay cả khi vẫn còn có cảm giác băn khoăn. Nếu không cảm thấy một chút căng thẳng khi bắt tay vào một chiến dịch xã hội, có lẽ bạn chưa tiến đủ nhanh hoặc chưa đủ xa.

Thử thách thứ hai của tôi là: Nắm bắt những “nhà cách mạng” đang xuất hiện bên ngoài công ty: Bạn biết mình là ai! Hãy nắm lấy, làm việc cùng và lãnh đạo qui trình thay vì than thở như Thomas Paine rằng giới lãnh đạo “không hiểu được ý tưởng của tôi”.

Hãy tham gia một khóa học về quản lý sự thay đổi - bạn sẽ cần tất cả những mưu mẹo và chiến thuật để chuyển đổi công ty của mình. Hãy tranh thủ sự ủng hộ từ những nhà điều hành, những người có thể xoa dịu sự lo lắng thái quá của bộ phận pháp lý và giao tiếp của công ty bạn. Liên tục xác lập nền tảng cho những mục tiêu về chính sách xã hội của bạn bằng cách củng cố các mối quan hệ bạn đang xây dựng với khách hàng hay các nhân viên khác.

Cuốn sách Groundswell nói về “nhiều nhà cách mạng” đã thành công trong việc tạo ra những thay đổi lớn trong tổ chức của họ. Nếu bạn có ví dụ nào, xin hãy viết thêm vào những bình luận dưới đây hoặc chuyển cho tôi qua email.

Trích từ trang Harvard’S-TVN

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183517

Thay đổi cách quản lý như thế nào?

Tôi nhận được cú điện thoại của người bạn: hãy giúp anh ấy tổ chức lại công ty sao cho anh ấy đang từ Giám đốc chuyển lên thành Tổng giám đốc, còn các trưởng bộ phận chuyển lên thành các giám đốc. Hết sức bất ngờ, tôi bảo anh đơn giản chỉ cần cho in lại các danh thiếp với các chức danh mà anh ấy muốn, đâu có phải tổ chức lại chi cho lôi thôi. Anh phải diễn giải một hồi nữa tôi mới hiểu: anh định mở thêm một ngành hàng mới, qui mô công ty do đó lớn lên nên phải đặt lại chức danh cho xứng tầm.


Tôi nhận được cú điện thoại của người bạn: hãy giúp anh ấy tổ chức lại công ty sao cho anh ấy đang từ Giám đốc chuyển lên thành Tổng giám đốc, còn các trưởng bộ phận chuyển lên thành các giám đốc. Hết sức bất ngờ, tôi bảo anh đơn giản chỉ cần cho in lại các danh thiếp với các chức danh mà anh ấy muốn, đâu có phải tổ chức lại chi cho lôi thôi. Anh phải diễn giải một hồi nữa tôi mới hiểu: anh định mở thêm một ngành hàng mới, qui mô công ty do đó lớn lên nên phải đặt lại chức danh cho xứng tầm.

Đây là một ví dụ thực tế, hết sức điển hình cho cái gọi là quản lý theo sự thuận tiện, như luật sư Nguyễn Ngọc Bích đã từng đề cập. Cần kinh doanh thêm một ngành hàng, thì chỉ việc đẻ ra một bộ phận mới. Công ty bự ra, thì Giám đốc phải thành Tổng giám đốc, trưởng phòng phải thành Giám đốc. Không ai mất công xác định xem cái bộ phận mới ấy nó phải làm ăn ra làm sao, ông Giám đốc phải làm việc khác ông Trưởng phòng như thế nào? Nói chung đụng đâu làm đấy miễn được việc (trước mắt) thì thôi.

Các ví dụ tương tự như thế thì còn nhiều. Các biểu hiện, tính chất, hậu quả của lối làm việc theo kiểu thuận tiện ấy thì đã có nhiều người nói. Điều đáng mừng là chính các nhà doanh nghiệp cũng bức xúc và thường xuyên có những đột phá với các làn sóng: tái lập công ty, áp dụng ISO, rồi tái cấu trúc, thậm chí cổ phần hoá cũng thành phong trào khi nhiều công ty TNHH lột xác để trở thành công ty cổ phần trong những năm 2001-2003 vừa qua. Nhưng có thể nói cái gốc quản lý của các doanh nghiệp nói chung chưa có nhiều thay đổi. Đa số các doanh nghiệp khi thực hiện các biện pháp chuyển đổi quản lý như trên thường chỉ mang lại những thay đổi về mặt hình thức tổ chức. Một số doanh nghiệp có thu hoạch được các lợi ích khi áp dụng quản lý theo qui trình, nhưng cơ bản cũng chỉ ở mức thủ tục hoá các công việc quản lý cho trôi chảy và thống nhất hơn, chứ chưa thật sự có sự thay đổi về bản chất của cách quản lý, biểu hiện ở chỗ:

- Công tác quản lý vẫn theo tầm ngắn chứ chưa có tính chiến lược: đụng đâu làm đó chứ chưa tính được nước cờ cho những bước tiếp theo một cách có căn cứ. Chú trọng giải quyết sự vụ hơn làm việc có hệ thống. Thiếu đầu tư cho tương lai.

- Quản lý chưa dựa trên thực tiễn (management by fact): thiếu việc thu thập và xử lý thông tin có hệ thống, ra quyết định tuỳ tiện, dựa vào quan điểm và sự thuận tiện cho cá nhân chứ không xuất phát từ việc xác định và giải quyết vấn đề trên cơ sở thực tiễn.

- Hệ thống tổ chức không theo nhu cầu công việc, mà được đặt ra theo thói quen, dựa trên kinh nghiệm (người ta có phòng nọ, thì mình cũng phải có). Cách vận hành tổ chức còn dựa theo hệ thống quan liêu, không theo chu trình công việc; dựa trên cá nhân và quan hệ cá nhân chứ không theo qui định…

Vấn đề cơ bản cần thực hiện, như luật sư Nguyễn Ngọc Bích đã đề nghị: phải thay đổi cách quản lý rồi mới có thể nói đến chuyện tái cấu trúc hay áp dụng ISO được. Nhưng câu hỏi còn bỏ ngỏ là phải thay đổi như thế nào và bằng cách nào?

Theo quan điểm của chúng tôi, áp dụng quản lý khoa học là một chuyện lớn, vì nó đòi hỏi sự áp dụng tổng hợp nhiều kiến thức và cần sự cộng tác của cả đội ngũ trong tổ chức và cần thời gian. Tuy nhiên, có một yếu tố có thể xác nhận sự chuyển đổi cách thức quản lý là việc chuyển từ quản lý theo sự tuỳ tiện sang quản lý dựa trên thực tiễn, hay nói cách khác: áp dụng quản lý theo thực tiễn. Yêu cầu cụ thể của việc áp dụng quản lý theo thực tiễn là: giải quyết vấn đề theo một qui trình khoa học, ứng dụng việc phân tích thông tin về thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp vào quá trình ra quyết định. Khi việc này đã thành nếp, thì việc áp dụng khoa học quản lý sẽ trở thành động lực tất yếu.

Trong thực tiễn tư vấn quản lý ở các doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi hiện đang áp dụng các thành phần sau trong một dự án xây dựng hệ thống quản lý:

- Quản trị chiến lược: không chỉ quan tâm đến việc xây dựng chiến lược, mà tập trung vào quá trình xây dựng chiến lược, triệt để áp dụng việc phân tích thông tin vào xây dựng chiến lược, chú trọng tới việc các thành viên của tổ chức nhận thức về các căn cứ của chiến lược như thế nào, chứ không chú trọng tới chiến lược trên giấy.

- Từ chiến lược, xác định các quá trình công việc cần thiết để thực hiện thành công chiến lược ấy. Phân tích các quá trình thành các trách nhiệm cụ thể. Trách nhiệm sau đó được phân bổ cho các bộ phận và chức danh cần thiết, từ đó hình thành tổ chức. Các quá trình công việc đồng thời qui định các bộ phận và chức danh phải phối hợp với nhau ra sao, hình thành cách vận hành tổ chức.

Về cách thức thực hiện sự thay đổi:

- Đào tạo được xác định là một cách truyền thông hiệu quả, giúp cung cấp kiến thức và thông tin đến đối tượng cần thay đổi.

- Quá trình coaching là bước tập dợt và dẫn dắt việc áp dụng kiến thức và thông tin mới. Trong quá trình này, đã diễn ra nhiều tranh luận nhiều khi gay gắt giữa nhà tư vấn và đội ngũ quản lý của doanh nghiệp. Kết quả của nó là sự đồng thuận và cam kết cao với cái mới; còn cái mới cũng được thích ứng để phù hợp với một doanh nghiệp cụ thể.

- Quá trình thực hiện và triển khai cái mới trong thực tế được giám sát và đánh giá thường xuyên, để thúc đẩy việc áp dụng cái mới, ngăn ngừa sự chệch hướng.

Có thể nói việc thay đổi cung cách quản lý không hề là một việc đơn giản và dễ dàng, mà thường đòi hỏi sự nỗ lực rất cao, rất tập trung của bản thân đội ngũ quản lý doanh nghiệp và cần cách thức tổ chức, quản lý dự án rất chặt chẽ, để duy trì sự tập trung và chuyển giao những lợi ích một cách thường xuyên và đúng lúc.

Nguồn: quản trị doanh nghiệp blog

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183500

Năm cơ hội để vươn lên từ suy thoái.

Không còn phải tranh cãi về việc thế giới đang rơi vào suy thoái nữa. Câu hỏi duy nhất hiện nay là suy thoái sẽ kéo dài bao lâu và mức độ nghiêm trọng như thế nào: theo kiểu những năm 1930 hay những năm 1970? Nhưng kinh doanh tồi tệ không có nghĩa là nó sẽ bị dừng hoàn toàn. Giống như cây cối tự làm mới chính mình trong một mùa đông băng giá, thì nền kinh tế cũng thường làm điều tương tự trong suốt cuộc biến động kéo dài.
Vào những năm 1930, những ngành mới như chất dẻo và điện tử dân dụng đã được sáng tạo ra. Vào giữa những năm 1970 đầy xáo động, ngành sản xuất máy vi tính cá nhân đã ra đời, khi mà các công ty như Microsoft và Apple được thành lập.

Nền kinh tế lúc đó xem chừng cũng không được khả quan, với việc giá dầu tăng vùn vụt, lạm phát không kiềm chế được và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Nhưng điều đó không ngăn cản được những người trẻ tuổi như Bill Gates hay Steve Jobs thành lập doanh nghiệp mới. Không nghi ngờ rằng hiện nay cũng có rất nhiều doanh nghiệp trẻ tràn đầy ý tưởng sáng láng và quyết tâm sẵn sàng xây dựng những doanh nghiệp khổng lồ của những năm 2020 và 2030.

Trong ấn bản mới nhất của tạp chí kinh doanh hàng quý McKinsey, Tom Nicolas, một giáo sư của Trường kinh doanh Harvard, nhận xét rằng những năm 1930 đã trở thành một thời kỳ thử nghiệm và đổi mới sâu sắc. Ông cũng nói: “Đối với những công ty có tiền mặt và có ý tưởng, lịch sử chứng minh rằng các cuộc suy thoái có thể đem đến những cơ hội chiến lược khổng lồ”.

Câu hỏi là đối với các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp và các nhà đầu tư, những cơ hội thị trường đó nằm ở đâu trong cuộc suy thoái này. Sau đây là năm cơ hội đáng để xem xét.

Tư duy địa phương hoá

Đầu tiên là sản xuất địa phương. Khi chúng ta đang lo lắng về thay đổi khí hậu, thì việc hàng hóa được vận chuyển ra toàn thế giới, với những nguyên liệu thô được khai thác ở Úc, chuyển tới các nhà máy của Trung Quốc và sau đó thành phẩm lại được vận chuyển tới dhâu Âu hay Mỹ thì có tác dụng gì? Tại sao chúng ta không phát triển công nghệ trồng rau ở Anh hay Đức trong mùa đông thay vì vận chuyển chúng về từ Châu Phi?

Các nhà doanh nghiệp cần phải tìm cách để định hướng lại vấn đề toàn cầu hóa, mà khi đó chúng ta vẫn có thể có vô số loại hàng hóa với mức giá thấp nhưng lại được sản xuất tại chính nơi tiêu thụ.

Thay đổi thị trường tín tín dụng

Hệ thống ngân hàng với sự phát triển trong vòng 2 thập niên qua xem chừng đã bị phá hủy và khó có thể sửa chữa được. Điều đó không có nghĩa là người dân không còn muốn tiết kiệm hay gửi tiền nữa. Chúng ta cần một cách nào đó để chuyển tiền một cách an toàn từ những người và những quốc gia nắm giữ quá nhiều tiền sang những người những quốc gia nắm giữ quá ít tiền.

Đã có quá thừa những dạng trung gian tài chính khác nhau – từ những tổ chức tài chính cho vay và thế chấp ở Anh, đến các liên đoàn tín dụng, hay các tổ chức hợp tác và các hiệp hội tiết kiệm và cho vay. Ngành tài chính không cần phải được độc quyền hóa bởi những ngân hàng toàn cầu đóng vai trò là các thị trường vốn quốc tế. Hãy dành chỗ cho những người mới gia nhập, phát triển những phương thức kinh doanh khác, có thể dựa trên Internet.

Người già cần được quan tâm

Hoặc là về những người cao tuổi thì sao? Thế hệ được sinh ra sau chiến tranh thế giới thứ II đang bắt đầu phải sử dụng đến những chiếc gậy chống. Và những người già cần thế hệ trẻ chăm sóc cho họ. Trong khi phần lớn các nước châu Âu có dân số già, các nước khác thì đang bùng nổ tỉ lệ sinh. Các nước này cần phải xích lại gần nhau hơn. Có thể những người trẻ tuổi nên tới châu Âu. Hoặc những người già cần chuyển tới nơi có những người trẻ tuổi? Cách nào cũng được, những cách thức mới để chăm sóc người có tuổi sẽ là một ngành có mức tăng trưởng khổng lồ.

Công nghệ là mảnh đất màu mỡ

Trong các cuộc suy thoái, các công nghệ đột phá có xu hướng được khởi động. Có lẽ là do chúng thường không cần những khoản đầu tư trực tiếp quá lớn – không ai lại đổ vận may vào việc khởi dựng Microsoft – hoặc các nhà doanh nghiệp phải tập trung vào những sản phẩm đột phá, thiết yếu trong thời kỳ khó khăn.

Vậy đâu sẽ là những tiến bộ vượt bậc nhất? Công nghệ sinh học đã hứa hẹn nhiều thứ hơn những gì mà nó đã đem lại, nhưng kết hợp với công nghệ vi tính, và hàng tá những ngành và những sản phẩm mới sẽ có thể nở rộ, giống như những gì đã diễn ra trong ngành điện những năm 1930.

Số hóa các ấn phẩm

Cuối cùng là về ngành xuất bản. Những cuốn sách được in và đóng gáy đã tồn tại trong hơn 500 năm nay và đã chiến thắng những dự đoán về sự kết thúc của chúng trong ít nhất là vài thế kỷ nay. Theo một cách nào đó chúng vẫn còn tồn tại. Những cuốn sách in cũng sẽ không biến mất, nhưng chúng có thể sẽ chuyển sang một hình thức cao hơn.

Những cuốn sách điện tử đang được khởi động để cất cánh một cách đáng chú ý. Chỉ cần nhìn xem Amazon.com Inc.’s Kindle đã thành công như thế nào. Thay vì sách in, các cuốn sách có thể được tải dưới dạng điện tử xuống các máy điện thoại di động. Khi công nghệ trở nên phổ cập, những hình thức kể chuyện mới sẽ nổi lên để tận dụng những lợi thế của công nghệ: nhiều tình tiết hơn, súc tích hơn, và tất nhiên cũng phổ biến hơn. Và các nhà xuất bản nắm trong tay bản quyền sẽ tạo ra cả một ngành hoàn toàn mới.

Lịch sử gợi ý cho chúng ta rằng trong vòng ba hay bốn năm nữa chúng ta sẽ được chứng kiến sự ra đời của những ngành và những công ty mới sẽ thống trị vài thập niên tiếp sau đây. Những cuộc suy thoái sẽ loại bỏ những thứ cũ kỹ đi. Chúng tạo ra không gian và nguồn lực cho các nhà doanh nghiệp mới.

Vậy nên, trong khi những tin tức kinh tế trong vài tháng tới xem chừng vẫn có vẻ đen tối, thì nên nhớ rằng phía dưới lớp băng lạnh, những chồi non đầu tiên của mùa xuân mới đang bắt đầu đâm chồi. Phát hiện ra chúng là một việc không dễ. Nhưng hãy nắm bắt được chúng kịp thời, và bạn sẽ tạo ra cả một cơ may.

- Bài viết của Matthew Lynn trên HBS In the News -

* Minh Phương dịch (tuanvietnam.net)

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183484

Ba cơ hội đến từ khủng hoảng.

Mọi cuộc khủng hoảng đều tai hại ở chỗ nó khiến hầu hết các công ty đều trượt sâu vào lối suy nghĩ và tầm nhìn hạn hẹp. Kết quả: họ chỉ có được cách nhìn nhận hết sức lệch lạc về tương lai. Khi cuộc khủng hoảng đang lên tới mức đỉnh điểm như hiện nay, tôi e rằng, đà tụt dốc này vẫn chưa có điểm dừng.
Không muốn lâm vào hoàn cảnh tương tự, bạn phải làm gì? Mấu chốt của vấn đề chính là bạn buộc phải chú tâm vào những nền tảng cơ bản của doanh nghiệp mình. Warren Buffer đã từng nói: “Trước mắt, thị trường có thể hỗn độn và đầy hoài nghi nhưng về lâu về dài, khi lòng tin được khôi phục thì triển vọng của doanh nghiệp sẽ được củng cố”.

Điều này có nghĩa gì? Trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp chỉ nên chú tâm vào yếu tố tạo nên sức bật cho mọi doanh nghiệp như luồng tiền dồi dào và nhịp độ tăng trưởng bền vững. Nếu suy nghĩ được như vậy, bạn sẽ tìm ra giải pháp. Suy nghĩ này sẽ thôi thúc bạn duy trì vị thế của doanh nghiệp bằng mọi giá hoặc nếu điều kiện cho phép, bạn cần phải xông xáo hơn để nắm lấy thời cơ cho sự phát triển lâu dài.

Chính bản năng của một nhà kinh doanh và của một con người thực dụng đã giúp tôi nhận ra biện pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh của công ty, thải loại những nhân tố yếu kém một cách quyết liệt hơn nữa, nhưng vẫn phải đầu tư hết sức chọn lọc khi thời cơ đến. Trong tình cảnh khốn đốn hiện giờ, nếu doanh nghiệp của bạn có nguồn tiền mặt thì chẳng khác nào nắng hạn gặp mưa.

Còn nếu, bạn vẫn chưa có sẵn trong tay thì hãy coi đây như hồi chuông báo thức, giục giã bạn đứng dậy và ra ngoài tìm về cho doanh nghiệp của mình. Khi tất cả đều đã sẵn sàng thì bạn hãy mở lối tư duy và đón nhận cơ hội đến từ chính cuộc cải tổ đang diễn ra trên thị trường.

Theo tôi, nguồn nhân lực, định vị giá trị và cạnh tranh chính là ba yếu tố xoay vần mạnh mẽ hơn cả.

Trước hết, yếu tố con người. Kinh tế lâm vào khủng hoảng; mọi người đều ngán ngẩm khoanh tay nhìn các quyền chọn cổ phiếu của mình rớt giá thảm hại. Cơ hội cũng là đây. Các công ty với tiềm lực khiêm tốn giờ đây có thể tiếp cận dịch vụ head-hunter (săn đầu người) và tư vấn nhân lực với mức phí ưu đãi hơn trước.

Chưa kể, giờ đây, nguồn tuyển chọn cho các công ty cũng phong phú hơn rất nhiều bởi ứng viên của họ sẽ bao gồm cả những nhân sự có năng lực nhưng buộc phải trở thành đối tượng của các đợt cắt giảm nhân sự hoặc giải thể công ty.

Điều này nhắc tôi nhớ về trường hợp của công ty kiểm toán mình đã từng công tác. Sau khi Enron sụp đổ, công ty của tôi khi đó đã thuyết phục Arthur Andersen - một nhân viên kế toán rất có năng lực của Enron - về làm việc cho mình.

Một mũi tên trúng hai đích: họ không chỉ thu hút được người tài mà còn kéo được khách hàng quen của người này về cho công ty. Nhờ vậy, từ một công ty nhỏ không mấy tên tuổi, công ty này sau đó đã trở thành một trong những công ty có uy tín nhất trong ngành kiểm toán địa phương.

Thứ hai, xu thế định vị lại giá trị của các công ty tư nhân và công ty đại chúng sẽ tạo ra một thị trường thuộc về người mua. Đương nhiên, nguyên tắc về việc theo đuổi những thế mạnh căn bản không hề thay đổi nhưng tình thế hiện tại buộc chúng ta phải điều chỉnh mục tiêu đôi chút.

Nếu mặt tài chính của bạn vẫn còn ổn thì đây cũng không phải là thời điểm thích hợp để theo đuổi mục tiêu cứng nhắc ban đầu cho tới khi sức cùng lực kiệt mà phải nhìn nhận đây như một giai đoạn cầm cự theo đó mục tiêu bạn nên chuyển từ chỉ bán hàng ở mức giá tốt nhất sang chỉ cần ở mức giá tốt nhất có thể là được.

Nhân tố thứ ba có quan hệ mật thiết với hai yếu tố trên: sau mỗi đợt chấn động kinh tế, thị trường sẽ sàng lọc để tìm ra diện mạo của người thắng kẻ thua mới. Với các công ty có tiềm lực mạnh, đây chẳng phải là lúc để bạn củng cố các thông điệp quảng cáo, giành và tạo thị phần trong khi các đối thủ khác không có được cơ hội tốt để hành động hay sao?

Thậm chí không cần tiến hành các thương vụ mua lại, nếu có đủ khả năng thì các doanh nghiệp nên tăng tốc và củng cố những nhân tố giúp tổ chức của mình trở nên khác biệt và nhạy bén trước các biến động thị trường. Bởi khách hàng trở nên kỹ tính hơn vì vậy bạn phải thuyết phục mình xứng đáng được chọn thế nào.

Đa phần chúng ta đều bị chi phối bởi lối suy nghĩ phóng đại những gì trước mắt nhưng lại xem nhẹ những yếu tố lâu dài từ đó mất đi định hướng về điểm tới hạn của doanh nghiệp. Trong khi, yêu cầu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là họ cần phải tỉnh táo, kiên định với mục tiêu phát triển để giành được thắng lợi trong cuộc đua này chứ không phải chỉ là kẻ lót đường.

Với những công ty đang ở vào thế khó thì người quản lý phải bằng mọi giá giữ vững và bảo toàn vị thế vốn có để từ đó tạo ra thêm nguồn tiền mặt cho tổ chức của mình. Với những công ty vẫn còn dồi dào nguồn lực và sự linh động cần có, bạn sẽ đứng vững nếu biết hành động quyết liệt hơn nữa trong khi mọi người xung quanh đã gần như buông xuôi.

Nên nhớ rằng, bạn sẽ không đạt được gì cả nếu như chỉ hồ hởi trong chốc lát nhưng sau đó lại không quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến cùng. Quả thật đáng trách nếu bạn không nhận ra hướng suy nghĩ nguy hiểm này và tiến hành những giải pháp phù hợp khi mọi việc vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

- Bài viết của Anthony Tjan trên Harvard Business Publishing -

* Như Nguyệt dịch (tuanvietnam.net)

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183447

Google và P&G tiếp cận khách hàng, thị trường mới thế nào?.

Khi tôi còn làm việc với các doanh nhân và lãnh đạo ở châu Âu, tôi thường được nghe những lời phàn nàn như thế này: “Các công ty của Mỹ có một thói quen xâm nhập thị trường châu Âu đầy tham vọng, tìm kiếm những thị trường lớn, nhưng lại không hiểu tường tận về việc làm thế nào để bán một sản phẩm, xây dựng một thương hiệu, hoặc xây dựng các mối quan hệ kinh doanh ở mỗi nước”.
Có vẻ rất rõ ràng: những giả định của chúng ta trở nên ít giá trị hơn khi mà những kinh nghiệm của chúng ta ngày càng xa rời những quyết định và khách hàng của chúng ta. Tuy nhiên, những cái bẫy văn hóa này dường như luôn gây ra sự thất vọng và sự đau đớn tột cùng, và cả những mất mát lớn lao hoặc sự khởi đầu của một chiến lược mới. Thuê nhân công địa phương chỉ là bước khởi đầu – chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta đang giải quyết đúng vấn đề đối với khách hàng.

Các công ty hàng đầu như Procter & Gamble và Google đã nhận ra rằng càng hiểu rõ khách hàng, đối tác và tình hình của họ thì càng có khả năng đưa ra những giải pháp đúng, xây dựng mô hình kinh doanh đúng và chiến thắng nhờ mở rộng phạm vi quốc tế - như ở Ấn Độ, Mexico, Trung Quốc, Nga và nhiều nước nữa.

Ba cách tiếp cận – các khái niệm chiến lược được kết hợp với nhau và lĩnh vực mới nổi về “thiết kế suy nghĩ” (bước tiến đáng kể của Viện thiết kế Hasso Plattner ở Stanford) – có thể giúp các doanh nghiệp nắm được những vấn đề này.

Ba cách tiếp cận:

1. Tiên phong hiểu nhu cầu của khách hàng và các chuẩn mực văn hóa đặc thù của mỗi quốc gia.
2. Sử dụng những hiểu biết sâu sắc đó để thực hiện những thí nghiệm chiến lược, độ chính xác thấp.
3. Sử dụng những giả định rút ra được để cải tiến mô hình kinh doanh địa phương, bao gồm cả phát triển sản phẩm, tiếp thị và xây dựng thương hiệu, bán hàng và phân phối, và sản xuất.

Google đối mặt với những thách thức này hàng ngày trên phạm vi toàn thế giới. Hình dung việc tìm kiếm thông tin trên Google ở Trung Quốc, nơi mà đặc điểm dân tộc là rất phong phú. Google áp dụng phương pháp nghiên cứu dân tộc học để hiểu được nhu cầu của người sử dụng, gồm cả việc quay video quá trình tìm kiếm của người dùng.

Google biết rằng người Trung Quốc chưa thoả mãn lắm với các kết quả tìm kiếm, nên họ bắt đầu thí nghiệm với những giải pháp tiềm năng. Họ xây dựng “Google Suggest” (Gợi ý của Google) tự động hiện ra những gợi ý tìm kiếm giúp người sử dụng không cần phải đánh toàn bộ cụm từ cần tìm, hoặc bằng cách hỏi người dùng “Có phải ý bạn là?” (Did you mean?).

Họ phát hiện ra rằng những người sử dụng đánh giá rất cao những công cụ này và đưa thêm vào những đề nghị của họ. Những cải tiến này là kết quả trực tiếp của việc quan sát người sử dụng, hiểu, và thấu hiểu phương pháp kết hợp, cũng như khả năng thực hiện các thí nghiệm.

Trong khi đó, thị trường mục tiêu của Proctor & Gamble ở Mỹ Latinh thường là những người có thu nhập thấp, khoảng 60% là những người làm công ăn lương – với khoảng cách thu nhập rất xa so với các nhân viên marketing của P&G, chưa kể đến các giám đốc của P&G.

Có thể không ngạc nhiên khi biết P&G đã có rất nhiều sản phẩm thất bại ở thị trường này trong những năm 1980. Trong một ví dụ được nêu ra trong cuốn The Game Changer (Người thay đổi cuộc chơi) của CEO A.G. Lafley và Ram Charan, P&G đã tung ra sản phẩm bột giặt mới ở Mexico. Các nhà tiếp thị cho rằng nó sẽ thành công lớn bởi nó giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền và không gian.

Nhưng sản phẩm đã thất bại. Vì sao? Rất nhiều khách hàng của công ty ở Mexico là những người lao động chân tay và rất nhạy cảm với mùi mồ hôi khi họ đi xe buýt từ nơi làm việc về nhà. Điều khiến họ tin tưởng rằng quần áo của họ được giặt sạch chính là việc nhìn thấy bọt xà phòng – điều mà sản phẩm mới này không có.

Dưới sự điều hành của Lafley, P&G đã tổ chức một chương trình để các nhà quản lý của họ thực sự sống chung với khách hàng đại diện của mình mang tên “Living it”. Còn được gọi là “nghiên cứu thâm nhập”, các nhà quản lý của P&G và ngay cả những lãnh đạo cấp cao đều dành thời gian sống cùng các gia đình có thu nhập thấp trên toàn thế giới để hiểu vấn đề gì đang xảy ra với khách hàng của họ trong cuộc sống, cũng như những mong muốn, khát vọng và nhu cầu của họ.

Các số liệu thống kê cho thấy những hiểu biết sâu sắc hơn và những giả định tốt hơn đã giúp đem lại những cải tiến hiệu quả hơn – bao gồm cả loại bột giặt với nhiều bọt xà phòng hơn.

Những cách tiếp cận này rất dễ làm và dễ hiểu, nhưng chúng thường đi ngược lại với các chuẩn mực quản lý đã được thiết lập. Quan trọng là, sự kết hợp những hiểu biết sâu sắc về khách hàng hay đối tác khác rất nhiều so với nghiên cứu thị trường. Điểm yếu của nghiên cứu thị trường chính là thiếu sự hiểu biết chung.

Tuy nhiên, hiểu được những nhu cầu đôi-khi-bị-ẩn-đi của thị trường thông qua việc quan sát khách hàng bằng việc thâm nhập vào hoặc quan sát qua video cuộc sống thực lại giữ vị trí tiên phong.

- Bài viết của Peter Sims trên trên Harvard Business Publishing -

* Minh Phương dịch (tuanvietnam.net)

Xem đầy đủ bài viết tại http://my.opera.com/qtdn/blog/show.dml/3183438

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

*Khủng hoảng, châu Á và Việt Nam<br><br>******Nguyễn Vạn Phú<br><br>***Hội

Khủng hoảng, châu Á và Việt Nam

Nguyễn Vạn Phú

Hội nghị “Nhận dạng những thách thức của châu Á và vai trò mới của Việt Nam” do báo Wall Street Journal phối hợp cùng Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức vào giữa tuần này tại TPHCM là một dịp để chúng ta lùi lại một chút, tách khỏi những vụ việc hàng ngày để nhìn vào những vấn đề tương đối dài hạn về vị thế của châu Á trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Với độ mở của nền kinh tế, Việt Nam khó lòng tự mình giải quyết những vấn đề kinh tế nếu không đặt mình vào một góc nhìn như thế.

Ốc đảo hay quân cờ đô-mi-nô?

Mỗi khi nhắc đến châu Á trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trước đây người ta thường nhắc đến khái niệm “decoupling” với nghĩa nền kinh tế châu Á, với sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, đã có thể phát triển độc lập, bất kể khủng hoảng tài chính ở Mỹ hay châu Âu, bất kể sự sút giảm nhu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường này. Số liệu thống kê những năm tiền khủng hoảng cho thấy thương mại nội vùng gia tăng mạnh, làm cho nhiều người tin tưởng vào chuyện “đường ai nấy phát triển” này. Lúc đó, xuất khẩu của các nền kinh tế như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á sang Mỹ giảm tương đương với mức tăng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Trung Quốc thế chỗ Nhật Bản là nơi nhập hàng lớn nhất từ các nước châu Á. Từng có thời điểm người ta phân tích Trung Quốc, hay đúng hơn là nhu cầu khổng lồ về nguyên vật liệu của nước này đã nâng đỡ nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc như thế nào.

Tuy nhiên, khi khủng hoảng lan rộng, các nhà quan sát lại quay sang phân tích những sai lầm của lý thuyết “decoupling” này. Rõ ràng châu Á là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế toàn cầu, tác động của khủng hoảng xuất hiện trước tiên ở lãnh vực tài chính, sau đó qua ngoại thương và lan đến sản xuất nội địa. Ngay cả việc Trung Quốc nhập hàng hay nguyên liệu của các nước châu Á cũng chỉ để lắp ráp hay sản xuất hàng xuất khẩu qua Mỹ hay châu Âu. Đến 70% thương mại nội vùng là bao gồm các loại linh kiện mà một nửa được dùng để lắp ráp hàng xuất khẩu ra khỏi châu Á. Dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài vào châu Á, suy cho cùng, cũng nhắm vào các hoạt động sản xuất phục vụ cho người tiêu dùng phương Tây. Một khi nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường Mỹ, châu Âu sụt giảm, bộ máy sản xuất hàng hóa như một công xưởng cho toàn thế giới ở châu Á chuyển động chậm dần với nhiều trục trặc như bị ngộp xăng.

Hiện nay, số liệu thống kê quý 1-2009 lại làm sống lại sự kỳ vọng vào chuyện “phương Tây có hắt hơi, châu Á không hề phải sổ mũi theo”. Chứng khoán ở Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng 25-30% từ mức thấp nhất, GDP của hai nước này dự báo sẽ tăng trên 5% trong năm 2009 mặc do tốc độ tăng trưởng của các nước OECD vẫn ở mức âm. Người ta quay sang nhận định: cho dù kinh tế châu Á không thể tách biệt khỏi ảnh hưởng của sự hưng vong của kinh tế toàn cầu, việc xây dựng mức cầu nội địa cùng với sức mua ngày càng tăng của người dân châu Á sẽ là xu hướng chống đỡ cho kinh tế châu Á thoát khỏi ảnh hưởng khủng hoảng nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Theo nhiều nhận định được đưa ra gần đây, các nước thuộc khối OECD vẫn sẽ phải chịu mức tăng trưởng GDP không quá 1% trong vòng năm năm tới. Trong cùng thời gian đó, nếu Ấn Độ và Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng 6-7% thì tỷ trọng GDP của châu Á (tính theo sức mua) trong GDP toàn cầu sẽ tăng từ mức 45% hiện nay lên 60% vào năm 2015. Lúc đó, bất kể kinh tế các nước phương Tây có rơi vào khủng hoảng hay không, kinh tế châu Á vẫn sẽ có động lực riêng để phát triển. Vì thế, người ta cho rằng ưu tiên số một của các nước châu Á hiện nay là phát triển bền vững những thị trường nội địa chứ không phải là chăm chăm lo làm hàng xuất khẩu.

Những lựa chọn cho Việt Nam

Riêng với Việt Nam, sự chọn lựa có phần hạn chế hơn nhiều. Độ mở của nền kinh tế cao hơn so với các nước láng giềng. Xuất khẩu của Việt Nam tương đương 76,8% GDP (năm 2007) so với mức 36% của Trung Quốc, 45,6% của Hàn Quốc, 29,4% của Indonesia hay 42,6% của Philippines. Các nỗ lực sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu không đem lại kết quả như mong muốn, trừ các loại hàng tiêu dùng thông thường (nhập khẩu tương đương đến 90% GDP trong năm 2007). Và chính sách hướng về xuất khẩu, mặc dù là động lực phát triển cho Việt Nam trong nhiều năm qua, lại đặt nền kinh tế vào vị thế chịu nhiều tác động từ bên ngoài, từ khủng hoảng giá năng lượng, giá nguyên vật liệu, nông sản đến sự sụp đổ nhu cầu tiêu dùng của các thị trường xuất khẩu chính yếu. Trong khi đó thị trường trong nước lại để ngỏ cho hàng giá rẻ, chất lượng thấp tràn vào. Việt Nam cũng dựa nhiều vào đầu tư để làm động lực tăng trưởng – một yếu tố nữa nói lên sự phụ thuộc vào bên ngoài của nền kinh tế.

Vì thế hiện nay chọn lựa của Việt Nam là duy trì mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu trong khi điều chỉnh dần việc hướng về thị trường nội địa về lâu về dài hay bị đẩy theo hướng phụ thuộc vào Trung Quốc trong một mối quan hệ ngoại thương và đầu tư phục vụ cho công xưởng sản xuất khổng lồ này.

Nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang bị kéo vào mối quan hệ này. Kim ngạch ngoại thương với Trung Quốc tăng rất mạnh trong những năm gần đây và nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần tới hai phần ba tổng nhập siêu của Việt Nam. Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc những hàng hóa mà Trung Quốc sẽ làm nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất hàng để xuất bán trên toàn thế giới. Không dừng ở đó, Việt Nam lại tiếp nhận những ngành gia công có giá trị gia tăng thấp hay gây ô nhiễm môi trường nhiều từ Trung Quốc đổ sang. Tranh cãi chung quanh việc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên cũng nằm trong xu hướng đó khi Việt Nam chỉ đóng vai trò cung cấp nguyên vật liệu cho Trung Quốc và ngày càng phụ thuộc vào khách hàng khổng lồ này. Trong một bài phân tích gần đây, GS Trần Văn Thọ từ Nhật Bản cho rằng: “Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với Trung Quốc là cơ cấu có tính chất bắc nam, một cơ cấu mậu dịch giữa nước chậm tiến và nước tiên tiến”. Quan hệ thương mại bắc nam này có nghĩa các nước phía bắc xuất khẩu hàng công nghiệp còn các nước phía nam xuất khẩu nguyên liệu, các hàng nông, lâm, thủy sản ở dạng thô hoặc sơ chế. “Năm 2007, riêng dầu thô, than đá đã chiếm gần 40% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và nếu kể thêm cao su, gỗ, rau quả, trà, cà phê và những sản phẩm thô sơ khác, tỉ lệ đó lên tới 80%. Hàng công nghiệp chỉ chiếm độ 20%” – GS Thọ cho biết.

Ngược lại, trong suốt những năm trước khủng hoảng, nhà đầu tư nước ngoài luôn nhìn đến Việt Nam trong chiến lược Trung Quốc + 1. Họ muốn tìm một nơi có những yếu tố thuận lợi như Trung Quốc để đầu tư nhằm phòng tránh rủi ro khi đặt cược hết vào nước này. Kỷ lục vốn đầu tư FDI đăng ký trong hai năm 2007 và 2008 minh họa rất rõ cho xu hướng đó. Dĩ nhiên, trong cao điểm của khủng hoảng, dòng vốn này sẽ bị giảm mạnh cùng với sự giảm sút trong xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng một khi đã nói đến tầm nhìn dài hạn, không thể vì khó khăn trước mắt để phải chìu theo xu hướng phụ thuộc vào mối quan hệ theo “cơ cấu bắc nam” nói ở trên. Đó có thể là lời giải dễ dàng nhưng không bền vững.

Điều đáng tiếc là hầu như không có sự nghiên cứu mang tính tổng thể nào về bức tranh phát triển dài hạn như thế mà chỉ là những mối quan tâm ngắn hạn, mang tính tình thế. Khủng hoảng kinh tế sớm muộn gì cũng trôi qua, vấn đề là ở chỗ xác định con đường phát triển của Việt Nam trong tương lai, để không chỉ phòng tránh những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau này mà còn tránh được sự phụ thuộc vào bất kỳ thị trường riêng lẻ nào.

Xem đầy đủ bài viết tại http://nguyenvanphu.blogspot.com/2009/04/khung-hoang-chau-va-viet-nam-nguyen-van.html

Bài đăng phổ biến