Thứ Ba, 7 tháng 4, 2009

Nghiên cứu về các biến của PR trong mô hình Marketing hỗn hợp

Trích bài viết của Giáo sư Brian G. Smith, trường đại học Maryland



1. Điều đáng ngạc nhiên là tác giả cho rằng thời đại PR phấn đấu để đứng độc lập không còn nữa. Cho dù là một ngành mới và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong một xã hội bội thực thông tin, PR nên là một yếu tố, một ngành, một kênh khác bên cạnh marketing để giúp doanh nghiệp đưa thông điệp đến với khách hàng. Lý do của sự "quy đồng mẫu số" này là xu hướng người tiêu dùng thu thập thông điệp về công ty hoặc sản phẩm dịch vụ của công ty từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó mới ra quyết đinh. Lập luận này của tác giả cũng được báo cáo từ Hội đồng các Doanh nghiệp PR xác nhận.

Lời bàn: Nguồn tin đáng tin cậy như thế, IPRO cũng thấy xiêu xiêu. Chứ trước kia, đọc quyển "The fall of advertising, the rise of PR" của Al Ries xong, IPRO là người tiên phong giơ cao khẩu hiệu "Xoá sổ advertising, PR muôn năm". Hé hé. Đúng là biết một mà không biết hai.[[-o<]



2. Tác giả hết lời ca ngợi việc sử dụng Mô hình Marketing hỗn hợp (Marketing Mix Modeling - 3M hay còn gọi là Econometric Modeling) trong việc nghiên cứu, đánh giá, lên ké hoạch truyền thông (communication). Nào là 3M cung cấp số liệu thống kê cho các hoạt động truyền thông khác nhau; nào là 3M giúp đánh giá hiệu quả của của từng yếu tố trong chiến dịch truyền thông bằng việc kết nối/ so sánh doanh số bán, thị phần với chi phí; nào là 3M cho biết phần nào của chiến dịch truyền thông có tác dụng, phần nào không, vân vân và vân vân. Minh chứng cũng được đưa ra là 3M đang được sử dụng rất hiệu quả tại các tập đoàn lớn, có tên tuổi như P&G. IPRO đọc mê mải, thích ơi là thích, yêu ơi là yêu. Định bụng cái thằng 3M này nếu mà hay như thế thì phải tìm hiểu thêm, học thêm để mà áp dụng vào công ty mình, công ty người cho nó bằng các đại gia quốc tế. Đọc hết mấy trang giấy toàn chữ tiếng Anh, tra từ điển các thuật ngữ toát mồ hôi thì mới đến đoạn này "few companies are doing it because it is cost-prohibitive and requires succinct coordination". Đọc thêm đoạn nữa thì mọi người có thể hình dung ra cảnh IPRO trở thành casting trong quảng cáo S phone "Trời ơi" (ngã bịch và đập đầu xuống đất) [8-}]

Tác giả nói là 3M chỉ nên áp dụng (chỉ áp dụng được) với các công ty có ngân sách thường niên cho Marketing từ 10 đến 50 triệu Mỹ kim. [:-((]Đại gia nào mà bảo tiền không thành vấn đề thì cũng đừng mừng vội, tác giả đã trích dẫn ngay một nghiên cứu của một tác giả khác đe rằng "chúng mày đừng có vội mừng. Làm cái thằng này là tốn công lém đó. Đầu tiên là phải tìm xem khó khăn là cái giề, rồi lên lý thuyết, đưa ra mô hình để xử lý các thông tin về các chiến dịch marketing đã từng triển khai, doanh số bán và cuối cùng là sử dụng các thuật toán để xử lý và tìm ra giải pháp" Ke ke, chít chưa.



3. Đến phần quan trọng đây: Cho dù 3M có thể không dùng được cho công ty mình, việc tìm hiểu các biến của PR (PR variables) trong 3M cũng mang lại nhiều lợi ích đáng kể: nó có thể cho ta biết PR đứng đâu trong mô hình marketing hỗn hợp, đặc biệt khi mà đi ra đường đâu đâu cũng nghe thấy IMC - intergrated marketing communication, hay truyền thông marketing tích hợp (eo, cái thuật ngữ nghe sang ơi là sang).

(Đói rồi, đi ăn cơm đã, chiều nay lại họp, sáng mai viết típ vậy)

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.openshare.com.vn/community/blogs/ipro/150-nghien-cuu-ve-cac-bien-cua-pr-trong-mo-hinh-marketing-hon-hop.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến